Tràng phục linh plus

Dành riêng cho Hội chứng ruột kích thích và Đại tràng co thắt

Tư vấn miễn cước18001506

Hotline: 18001506 (Miễn cước)

  • Trang chủ
  • Điểm bán
  • Trang chủ
  • Tràng Phục Linh Plus
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Đại tràng co thắt
  • Viêm đại tràng
  • Hỏi đáp chuyên gia
  • ĐIỂM BÁN
Trang chủ » Đại tràng co thắt » Bị tiêu chảy cấp uống thuốc gì để mau khỏi bệnh

Bị tiêu chảy cấp uống thuốc gì để mau khỏi bệnh

Bệnh tiêu chảy có thể gặp ở mọi lứa tuổi và dễ dàng lây lan thành dịch. Có vô số nguyên nhân gây tiêu chảy cấp, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Sau đây là một số loại thuốc thường dùng khi bị tiêu chảy cấp, bạn đọc cùng tham khảo nhé.

Mục lục

  • Dấu hiệu của tiêu chảy cấp
  • Các dạng tiêu chảy cấp thường gặp
    • Tiêu chảy cấp do vi khuẩn
    • Tiêu chảy do Rotavirus
    • Tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả
  • Thuốc dùng trong điều trị tiêu chảy cấp
    • Dung dịch bù nước và điện giải
    • Thuốc làm giảm nhu động ruột
    • Thuốc kháng tiết ở ruột non
    • Thuốc dẫn xuất từ nấm men và vi khuẩn
    • Các chất hấp phụ
    • Men vi sinh

Dấu hiệu của tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài không quá 14 ngày. Tiêu chảy cấp có thể lây lan nhanh và tạo thành dịch lớn. Bệnh thường bùng phát vào mùa hè, khi thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh sinh sôi, phát triển.

Bệnh có một số triệu chứng điển hình như:

  • Đầy bụng, sôi bụng.
  • Tiêu chảy liên tục, nhiều lần, lúc đầu phân lỏng, sau toàn nước. Trường hợp bị tả, phân toàn nước đục như nước vo gạo.
  • Nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ nôn ra toàn nước hoặc màu vàng nhạt.
  • Người mệt lả, có thể bị chuột rút, có dấu hiệu mất nước từ nhẹ tới nặng (khát nước, khô da, da nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, có khi không đo được huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh…) có thể dẫn tới tử vong.

☛ Tìm hiểu thêm thông tin: Tiêu chảy cấp có lây được không?

Các dạng tiêu chảy cấp thường gặp

Tiêu chảy cấp do vi khuẩn

Tiêu chảy cấp do vi khuẩn có liên quan mật thiết tới vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó:

  • Tiêu chảy do độc tố vi khuẩn như: Vibrio cholerae, E. coli, Clostridium difficile, tụ cầu (phân có nhiều nước, không có bạch cầu hoặc hồng cầu trong phân).
  • Tiêu chảy do bản thân vi khuẩn (tiêu chảy xâm nhập): Shigella, Salmonella, E. coli, Campylobacter, Yersinia (phân thường có nhầy, đôi khi có máu).

Dấu hiệu lâm sàng chung thường thấy như sốt, nôn, bụng đau và bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày.

Tiêu chảy do Rotavirus

Tiêu chảy do rotavirus thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ. Sau khi nhiễm loại virus này khoảng 24 – 48h, người bệnh có các biểu hiện như sốt, nôn mửa nhiều và sau đó bị tiêu chảy. Phân lỏng hoàn toàn, có lúc có màu xanh nhưng không dính máu. Thậm chí bị tiêu chảy và nôn ói lên đến 20 lần/ngày.

Trẻ bị nôn và đi lỏng nhiều nên rất dễ bị mất nước, nếu không được chăm sóc kịp thời có thể bị khô kiệt. Bệnh kéo dài từ 3 – 8 ngày, có trường hợp kéo dài đến 2 tuần.

Rotavirus khá nguy hiểm, chúng phá hủy lớp bảo vệ của ruột nôn nên gây ảnh hưởng tới sự hấp thu thức ăn, đặc biệt là sữa. Đây là nguyên nhân khiến trẻ sụt cân và suy dinh dưỡng nhanh chóng. Biến chứng liên quan tới sự mất cân bằng muối và nước có thể dẫn tới suy yếu, đầy hơi, mất cân bằng acid máu. Cần phải nhập viện kịp thời để điều trị, tránh bệnh trở nặng có thể dẫn tới tử vong.

Tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả

Thông thường do nhiễm vi khuẩn tả từ nguồn thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Sau khi nhiễm vi khuẩn tả, người bệnh sẽ có biểu hiện cấp tính, bùng phát sau vài giờ hoặc trong vài ngày tùy từng người. Những biểu hiện thường thấy là: bụng đau quặn thắt, đi ngoài xối xả, liên tục tới 10 – 15 lần/ngày, phân lỏng toàn nước. Đặc biệt, phân có đặc điểm rất tanh, màu trắng đục như nước vo gạo, không kèm máu và chất nhầy, miệng nôn thốc.

Ăn uống không hợp vệ sinh rất dễ bị tiêu chảy do khuẩn tả.

Bị tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả, người bệnh sẽ nhanh chóng bị mất nước. Nếu không được chữa trị kịp thời dễ dẫn tới trụy mạnh, có biến chứng, thậm chí tử vong nhanh chóng.

☛ Tham khảo thêm: Ăn sáng xong bị tiêu chảy, cách giải quyết thế nào?

Thuốc dùng trong điều trị tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp có thể xảy ra ở bất kỳ ai, dễ lan rộng thành dịch. Do đó, khi có các dấu hiệu đi ngoài phân lỏng và nôn nhiều lần trong ngày cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị. Sau đây là một số nhóm thuốc dùng trong điều trị tiêu chảy. Các thuốc được đề cập dưới đây chỉ là các thuốc chữa triệu chứng bù nước và điện giải, làm giảm sự co thắt ở ruột, sửa chữa rối loạn tiết dịch từ đó giảm đau bụng và giảm số lần đi ngoài.

Dung dịch bù nước và điện giải

Tiêu chảy cấp rất nguy hiểm vì tình trạng mất nước có thể gây tử vong. Do đó, việc bù nước rất quan trọng. Bạn bù nước bằng cách cho uống dung dịch oresol. Pha với nước đun sôi để nguội theo đúng hướng dẫn.

Thường dùng là Oresol (1 gói chứa 20gam glucose khan, 3,5 gam natriclorit; 2,9 gam natricitrat và 1,5 gam kaliclorit) 1 gói pha trong 1 lít nước sôi để nguội, uống liên tục trong ngày. Tùy theo mức độ mất nước của từng người có thể sử dụng 2 – 3 gói trong ngày. Có thể thay thế Oresol bằng viên Hydrit, mỗi lần uống 1 viên pha vào 200ml nước.

Cần lưu ý, pha thuốc theo đúng tỷ lệ ghi trên bao bì. Không nên pha quá loãng sẽ không đủ cung cấp chất điện giải cần thiết, còn nếu quá đặc sẽ dẫn tới tình trạng quá tải các chất điện giải. Sau khi pha theo hướng dẫn, cho người bệnh uống cho tới khi thấy hết khát. Phần nước còn lại đổ vào chai sạch dùng trong ngày. Nếu còn dư tới ngày hôm sau cần đổ đi, không được dùng lại mà cần pha gói khác.

Ngoài ra, có thể bù nước bằng một số cách khác như cho uống nước cháo muối. Cách làm khá đơn giản, lấy một nắm gạo vo sạch, đổ vào xoong và thêm 6 bát nước. Dùng 3 ngón tay (ngón cái, trỏ và giữa) bốc một nhúm muối rồi bỏ vào xoong. Nấu cho tới khi gạo nở bung ra, không cần phải nấu nhừ. Chắt lấy nước cho người bệnh uống.

Thuốc làm giảm nhu động ruột

Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm sự co bóp của ruột, giúp nước và chất điện giải di chuyển trong đường ruột chậm hơn. Từ đó, sự hấp thu nước và điện giải trong lòng ruột tăng lên làm tăng độ đặc của phân. Tuy nhiên, sử dụng nhóm thuốc này cần lưu ý không dùng trong trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Chỉ dùng trong các trường hợp tiêu chảy do ăn uống hoặc do dị ứng…

Trong các thuốc này, thông dụng phải kể tới loperamid. Đây là thuốc tiêu chảy có gốc á phiện không tác dụng lên thần kinh trung ương ở liều điều trị. Tuy nhiên, sử dụng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như táo bón, ban chẩn. Dùng quá liều có thể dẫn tới liệt ruột, gây ức chế hệ thần kinh trung ương. Trẻ dưới 2 tuổi không dùng loại dung dịch, loại thuốc viên không dùng cho trẻ dưới 8 tuổi. Người bệnh suy gan, phụ nữ có thai 3 tháng đầu cần cân nhắc khi sử dụng.

Diphenoxynat: Đây cũng là thuốc trị tiêu chảy gốc á phiện có thêm hoạt chất atropine, thuốc được thải trừ qua phân. Tác dụng phụ là gây khô miệng, buồn ngủ, táo bón; nguy hiểm hơn là gây nôn mửa, nhức đầu, ngứa. Khi sử dụng quá liều có thể gây ức chế hô hấp dẫn tới hôn mê. Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, nhiễm khuẩn nặng đường tiêu hóa.

Thuốc kháng tiết ở ruột non

Tác dụng của thuốc là làm ức chế men encephalinase (là men phụ trách thoái hóa encephalin nội sinh ở não và ruột) làm ức chế tiết ở ruột do độc tố của vi khuẩn tả hoặc do viêm mà không làm giảm dịch tiết cơ bản khác.

Thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, sau khi uống 1h đạt đỉnh điểm, thời gian tác dụng khoảng 8h. Sử dụng thuốc đôi khi gây buồn ngủ, cẩn thận khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Thuốc dẫn xuất từ nấm men và vi khuẩn

Antibiophilus, byosybtin…, các nấm men không gây bệnh, đề kháng với kháng sinh. Chúng cung cấp các enzyme, các acid amin và các vitamin nhóm B. Nó ức chế sự phát triển của candida albica và một số loại vi khuẩn khác (đặc biệt là các vi khuẩn xuất hiện khi dùng kháng sinh).

Lưu ý, đa số các thuốc này không nên dùng chung với kháng sinh đường uống, nhất là các kháng sinh phổ rộng.

Các chất hấp phụ

Đây là những silicat thiên nhiên hoặc nhựa polyacryl thán nước. Các chất này có tác dụng làm tăng độ đặc của phân. Thuốc không hấp thu vào máu và được đào thải theo đường phân mang theo các chất mà chúng hấp phụ. Do đó, các chất này không nên dùng chung với nhóm làm giảm nhu động ruột. Cần lưu ý, dùng các thuốc khác cách xa thuốc này khoảng 2 tiếng.

Một số thuốc thuộc nhóm này phải kể đến như Gelopectose (gồm có pectin, cellulose, silice, natri clorit), Sacolen (thành phần có lactoprotein methylelic),…

Ngoài ra, đông y còn hay sử dụng thuốc berberin là alcaloit chiết xuất từ các cây hoàng liên, vàng đắng, hoàng bá, hoàng đằng. Thuốc có tác dụng diệt lỵ amip, một số vi khuẩn gây ra bệnh đường ruột.

Men vi sinh

Probiotics là các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột bằng cách kìm hãm sự tăng sinh của các loại vi khuẩn xấu. Theo một số nghiên cứu cho thấy probiotics có thể làm giảm thời gian tiêu chảy khoảng 1 ngày ở người bệnh.

Hiện trên thị trường có nhiều loại men vi sinh khác nhau, nhưng không phải tất cả các loại đều có tác dụng với bệnh tiêu chảy. Lactobacillus rhamnosus GG và Saccharomyces boulardii là hai loại được khuyến cáo sử dụng hiện nay.

Điều trị tiêu chảy có nhiều loại thuốc và nhiều chú ý kèm theo. Trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Cần đến khám tại các cơ sở y tế khi sử dụng thuốc mà các triệu chưng không cải thiện hoặc tiêu chảy kèm sốt, nôn, người bệnh có dấu hiệu mất nước (mắt trũng, môi khô, ít nước tiểu, lú lẫn, lơ mơ… Người bệnh bị tiêu chảy vẫn ăn uống bình thường những loại thức ăn nấu chín dễ tiêu, tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, các chất tanh.
Có thể bạn quan tâm: Tiêu chảy

*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Nguyễn Hương - 10/11/2022
★★★★★★
Chia sẻ14

  • Bình luận mặc định
  • Bình luận Facebook

Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết liên quan

  • [Giải đáp] Tiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi?
  • Tiêu chảy cấp nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi, nhanh lại sức
  • Trẻ bị tiêu chảy ra máu là bệnh gì? Cha mẹ cần làm gì?
  • Tràng Phục Linh PLUS có thực sự hiệu quả cho người bị Đại tràng lâu năm?

Bài viết nổi bật

13 cách chữa sôi bụng đơn giản, hiệu quả bạn nên biết

13 cách chữa sôi bụng đơn giản, hiệu quả bạn nên biết

9 mẹo chữa hội chứng ruột kích thích hiệu quả (hướng dẫn chi tiết)

9 mẹo chữa hội chứng ruột kích thích hiệu quả (hướng dẫn chi tiết)

Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không?

Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không?

Hội chứng ruột kích thích có thực sự nguy hiểm như bạn nghĩ?

Hội chứng ruột kích thích có thực sự nguy hiểm như bạn nghĩ?

Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích và cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích và cách điều trị hiệu quả

Bài viết mới nhất

Tại sao Tràng Phục Linh PLUS hiệu quả cho người bị đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân không thành khuôn?

Tại sao Tràng Phục Linh PLUS hiệu quả cho người bị đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân không thành khuôn?

Bệnh đại tràng tái phát – Nỗi lo của nhiều người dịp Tết

Bệnh đại tràng tái phát – Nỗi lo của nhiều người dịp Tết

Chìa khóa “vàng” giúp người mắc Hội chứng ruột kích thích – Đại tràng co thắt yên tâm đón Tết

Chìa khóa “vàng” giúp người mắc Hội chứng ruột kích thích – Đại tràng co thắt yên tâm đón Tết

Lý do Tràng Phục Linh PLUS hiệu quả với người mắc bệnh Đại tràng, đặc biệt là Hội chứng ruột kích thích

Lý do Tràng Phục Linh PLUS hiệu quả với người mắc bệnh Đại tràng, đặc biệt là Hội chứng ruột kích thích

Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà

Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà

Đặt mua Tràng Phục Linh Plus

 Hotline miễn cước1800 1506

Giá bán:
  • 195.000đ/hộp 20 viên
  • 689.000đ/lọ 80 viên
  • Tiết kiệm 91.000đ

Miễn phí vận chuyển Toàn quốc khi mua 1 lọ (80 viên)

Tặng thêm 1 hộp 20 viên khi tích đủ 6 điểm (1 lọ 80 viên = 4 điểm tích, 1 hộp 20 viên = 1 điểm tích).

 

Tư vấn sức khỏe trực tuyến

TắT

Chỉ cần đặt câu hỏi, chuyên gia sẽ gọi lại tư vấn cụ thể cho bạn

X

Để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất vui lòng điền thông tin chính xác!

Gửi câu hỏi

Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn

Bị tiêu chảy cấp uống thuốc gì để mau khỏi bệnh

Tư vấn thêm

Hỏi trực tiếp

Bị tiêu chảy cấp uống thuốc gì để mau khỏi bệnh

ĐẶT HÀNG

cart-23-sua-1
↑