Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy kéo dài và cách điều trị

Tiêu chảy kéo dài là triệu chứng thường gặp ở trẻ. Hiện tượng này dễ khiến trẻ mất nước, mệt mỏi li bì, nguy hiểm nhất là suy dinh dưỡng nặng và tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Đâu là nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài? Cha mẹ cần xử lý ra sao? Để giải đáp những thắc này các bạn tìm hiểu thông tin dưới đây.

Như thế nào là chứng tiêu chảy kéo dài ở trẻ?

Tiêu chảy kéo dài là hiện tượng đi ngoài phân lỏng kéo dài trên 14 ngày và thường tái đi tái lại rất khó điều trị dứt điểm. Tiêu chảy kéo dài chia làm 2 loại: Tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mãn tính.

  • Tiêu chảy cấp tính: Thời gian tiêu chảy thường kéo dài 2 đến 3 tuần.
  • Tiêu chảy mãn tính: Thời gian tiêu chảy kéo dài sẽ lâu hơn 3 tuần.

Bình thường, những trẻ dưới 1 tháng tuổi có thể đi ngoài 5-10 lần/ ngày. Trẻ tầm 3 tháng đi ngoài thường 2 lần/ ngày. Số lần đi ngoài không trẻ nào giống nhau, chúng phụ thuộc vào mức độ ăn uống nhiều hay ít, có bé 2 ngày đi 1 lần, có bé 1 tuần đi 1 lần. Chính vì thế, để đánh giá trẻ mắc tiêu chảy hay không thường phụ thuộc vào số lần đi ngoài gấp 2 lần bình thường. Còn với những trẻ lớn hơn được đánh giá là tiêu chảy khi đi ngoài trên 3 lần/ ngày kèm dấu hiệu phân lỏng, nước.

Triệu chứng tiêu chảy kéo dài ở trẻ

Tiêu chảy kéo dài ở trẻ là hiện tượng dễ gặp, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cha mẹ cần nhận diện sớm triệu chứng bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu dưới đây:

Dấu hiệu về tiêu hóa

  • Mỗi đợt tiêu chảy của trẻ kéo dài trên 14 ngày và số lần tiêu chảy trong ngày có thể tăng hoặc giảm.
  • Dấu hiệu phân toàn nước lỏng hoặc khi đặc – lỏng xen kẽ, phân có mùi chua hoặc thối khắm, có màu vàng, xanh, hồng hoặc nâu, có bọt hoặc nhầy. Khi đi ngoài trẻ phải cố gắng rặn.
  • Trẻ có tiền sử mắc nhiều đợt tiêu chảy cấp hoặc đã từng nhiều lần bị tiêu chảy kéo dài.
  • Trẻ biếng ăn, khó tiêu thức ăn lạ và hay bị tiêu chảy tái phát.

Dấu hiệu toàn thân

  • Vì tiêu chảy nhiều ngày nên trẻ khó hấp thu được dinh dưỡng dẫn tới sút cân, chậm phát triển chiều cao và cân nặng.
  • Trẻ thiếu hụt vitamin và các yếu tố vi lượng, muối khoáng kẽm dẫn tới tình trạng còi xương, khô mắt, xuất huyết…

Mất nước –  thiếu nước

Trẻ bị tiêu lâu ngày gây ra tình trạng mất nước – điện giải thường có biểu hiện như quấy khóc, khát nước, miệng lưỡi khô, da nhăn nheo, thóp lõm, mắt trũng. Ngoài ra, khi trẻ mất nước nặng dễ dẫn tới sốt cao, hôn mê, chân tay lạnh, không có nước mắt, phân có thể dính máu. Ở trẻ sơ sinh thì có thể bỏ bú, quấy khóc.

Mắc bệnh nhiễm trùng phối hợp

Đại đa số trẻ bị tiêu chảy kéo dài thường đi kèm với các bệnh nhiễm trùng phối hợp như viêm tai, viêm VA mạn tính, nhiễm trùng đường tiết niệu, đôi khi còn mắc nhiễm trùng huyết. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài do nhiễm trùng phối hợp thì việc điều trị thường lâu ngày và khó khăn.

Nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân được cho là ảnh hưởng trực tiếp tới hiện tượng tiêu chảy kéo dài ở trẻ, dưới đây là một số nguyên nhân có thể kể đến:

Do chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống không đảm bảo, thiếu khoa học nhất là ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm, tinh bột, đường, bổ sung nhiều chất dưỡng có thể khiến trẻ bị tiêu chảy. Ăn những thức ăn khó tiêu, thực phẩm không đảm bảo hay thay đổi chế độ ăn cũng khiến bé bị tiêu chảy kéo dài.

Một số trẻ bị thiếu hụt men Lactase để tiêu hóa đường Lactose trong sữa, nhất là những bé bú sữa ngoài, cơ địa không có khả năng hấp thu và tiêu hóa loại đường này, chính vì vậy đường lactose ứ đọng trong ruột sẽ chuyển thành axit lactic và khiến trẻ bị tiêu chảy.

Trẻ phản ứng với protein trong thực phẩm cũng là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy. Một số loại thực phẩm khiến trẻ dễ bị dị ứng như sữa, trứng (nhất là lòng trắng trứng), hải sản, cá, lạc, sữa, đậu nành, đậu phộng và các động vật có vỏ như tôm, cua… Vì vậy, khi chế biến thức ăn cho bé mẹ nên chế biến kỹ lưỡng hơn để đảm bảo an toàn và phòng tránh tiêu chảy.

Nước ép trái cây bổ sung rất nhiều vitamin tốt cho cơ thể và đường ruột của trẻ. Tuy nhiên, một số loại nước ép trái cây lại là nguyên nhân gây tiêu chảy kể cả trái cây tươi và trái cây đóng hộp bởi nó chứa sorbitol – đây là một dạng đường khó tiêu khiến hệ tiêu hóa của bé không tiêu hóa được, dẫn đến tiêu chảy.

Do lây nhiễm

Nhiễm virus rota

Virus rota là loại dễ gây tiêu chảy ở trẻ em, nhất là những trẻ dưới 3 tuổi và tập trung nhiều nhất ở những trẻ từ 7-24 tháng tuổi. Triệu chứng nhận biết khi trẻ mắc virus rota:

  • Sốt.
  • Nôn ói.
  • Đi tiêu chảy tóe nước nhiều lần.
  • Phân có dấu hiệu vàng, xanh.

Những triệu chứng này không được cấp cứu kịp thời dễ dẫn tới đe dọa tính mạng trẻ, phổ biến nhất là những trẻ dưới 2 tuổi. Ngoài ra, có một số chủng virus khác cũng gây tiêu chảy ở trẻ có thể kể đến như Adenovirus, Norwalk virus.

Nhiễm vi khuẩn

Trẻ bị tiêu chảy kéo dài cũng có thể do lây nhiễm vi khuẩn: E.coli, Shigella, Salmonella, Campylobacter, Vibrio cholerae (vi khuẩn tả)… Tuy nhiên, tùy từng loại vi khuẩn mà triệu chứng đi ngoài ở trẻ cũng khác nhau. Chính vì vậy, khi trẻ có các triệu chứng tiêu chảy, cha mẹ nên đưa bé đi khám và làm các xét nghiệm, từ đó bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả kiểm tra tính chất phân, dấu hiệu tiêu chảy… để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý nhất.

Nhiễm ký sinh trùng

Một số loại kí sinh trùng có thể gây ra tiêu chảy bao gồm:

  • Entamoeba histolytica,
  • Giardia lambia,
  • Cryptosporidium parvum.

Những loại kí sinh trùng này thường có trong thực phẩm, nguồn nước hoặc phân người, động vật. Khi chúng xâm nhập vào cơ thể con người có thể khiến cơ thể suy nhược, thậm chí tử vong.

Sử dụng thuốc kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày có thể khiến hệ miễn dịch của trẻ bị ảnh hưởng, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn tới loạn khuẩn ruột dẫn tới đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, phân sống lẫn thức ăn chưa tiêu hóa hết…

Thói quen tự ý mua kháng sinh cho trẻ dùng không theo kê đơn của bác sĩ, sử dụng không đúng cách, đúng liều cũng có thể khiến niêm mạc ruột của trẻ bị tổn thương dẫn đến tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài.

Nguyên nhân từ những bệnh lý khác

Hiện tượng tiêu chảy kéo dài ở trẻ có thể là triệu chứng của một số bệnh lý:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp,
  • Viêm tai giữa,
  • Viêm tắc ruột,
  • Hội chứng ruột kích thích…

Khi những bệnh lý trên được xử lý thì hiện tượng tiêu chảy cũng sẽ tự biến mất mà không cần điều trị.

Cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài

Điều trị bằng chế độ ăn

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ bởi nó giúp thúc đẩy sự phục hồi sớm niêm mạc ruột. Vì thế, cha mẹ cần theo dõi tình trạng tiêu chảy của trẻ bằng một số triệu chứng như số lần đi ngoài, dấu hiệu phân để có thể thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ sao cho phù hợp nhất.

Ngoài ra, trẻ đi ngoài kéo dài cũng cần được điều trị dinh dưỡng kết hợp với sự hướng dẫn điều trị của bác sĩ tại nhà như:

  • Tăng cường bổ sung protein, vitamin và các yếu tố vi lượng giúp phục hồi niêm mạc ruột.
  • Đảm bảo nhu cầu ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để trẻ có thể phục hồi thể chất tốt chất.
  • Tránh cho trẻ ăn những thực phẩm nhiều chất béo, nhiều đường bởi khiến tiêu chảy càng trở nên trầm trọng hơn.
  • Thực đơn hằng ngày của trẻ nên hạn chế sử dụng sữa từ động vật hoặc đường lactose.

Bổ sung thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống

  • Nếu trẻ bú mẹ: Tiếp tục tích cực cho trẻ bú mẹ để tránh mất nước, chế độ dinh dưỡng cho mẹ cần đảm bảo đầy đủ, không nên kiêng khem quá mức.
  • Với những trẻ sử dụng sữa công thức: Cần thay thế các loại sữa không có lactose, đường lactose đã lên men hoặc các sản phẩm không có sữa cho đến khi trẻ ngừng tiêu chảy thì từ từ cho trẻ ăn lại các loại sữa thường.
  • Nếu trẻ tiêu chảy quá nhiều dẫn tới mất nước cần bù nước điện giải và đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi.

Với trẻ từ 6 tháng trở lên

Chế độ ăn cho trẻ trong 5 ngày đầu:

  • Nếu bé bú mẹ thì tiếp tục tăng cường cho bú. Nếu bé sử dụng sữa công thức thì nên pha loãng sữa 1 chút để giảm lượng đường lactose hoặc thay đổi cho trẻ dùng loại sữa đã lên men.
  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ hấp thu, chế biến thức ăn phù hợp với thể trạng của trẻ.
  • Nên tránh cho trẻ ăn những loại thực phẩm nhiều đường, có ga bởi sẽ khiến bé bị tiêu chảy thêm trầm trọng.
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên để trẻ ăn dồn dập quá nhiều.

Chế độ ăn cho trẻ sau 5 ngày:

  • Tiếp tục cho trẻ ăn với hướng dẫn như trên. Tuy nhiên, khi trẻ đã đỡ tiêu chảy thì dần dần có thể cho trẻ ăn lại các loại sữa công thức như bình thường phù hợp với tuổi của trẻ.
  • Những bé tiêu chảy sụt cân, suy dinh dưỡng cần tăng thêm 1 bữa/ ngày cho trẻ để giúp trẻ tăng cân trở lại.
  • Với những bé vẫn còn tiêu chảy chưa giảm hẳn, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị dứt điểm.

Tránh cho trẻ ăn thực phẩm nhiều đường và chất béo

Điều trị bằng kháng sinh

Trước khi dùng kháng sinh để điều trị tiêu chảy, bác sĩ sẽ tiến hành khám và lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp để không ảnh hưởng đến quá trình điều trị của trẻ. Trường hợp nếu trẻ bị tiêu chảy do virus thì không cần sử dụng kháng sinh. Dưới đây là một số trường hợp bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh điều trị tiêu chảy cho trẻ:

  • Qua kết quả xét nghiệm thấy  nhiễm trùng đường tiểu, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết…
  • Xét nghiệm phân thấy kén hoặc Giardia, ký sinh trùng lỵ trong phân.
  • Trẻ đi ngoài có lẫn máu trong phân.

Bù nước và điện giải

Tiêu chảy kéo dài ở trẻ thường dẫn tới nguy cơ mất nước. Chính vì vậy, cha mẹ cần bù nước và điện giải trong quá trình điều trị để giúp cơ thể trẻ ổn định bình thường. Có thể bù nước và chất điện giải cho trẻ bằng oresol.

Lưu ý, khi cho trẻ uống oresol cần cho trẻ uống từng ít một, uống thay nước sau mỗi lần trẻ đi ngoài. Nếu bé uống oresol bị nôn hoặc không chịu uống thì cha mẹ nên chú ý theo dõi tình trạng của bé. Với những trẻ không hấp thu glucose thì cần được bù nước bằng đường tĩnh mạch. Khi bé có dấu hiệu nặng hơn hoặc có triệu chứng bất thường nên đưa bé đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Cung cấp các loại vitamin

Tiêu chảy kéo dài khiến cơ thể trẻ thiếu hụt các chất dinh dưỡng, cơ thể mất sức. Vì vậy, sau một đợt tiêu chảy kéo dài ở trẻ, cha mẹ nên bổ sung thêm các loại vitamin nhóm A, B, C, D, K… và các yếu tố vi lượng như kẽm, sắt để bé phục hồi nhanh hơn và phòng ngừa nguy cơ tái phát.

Biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ

Tiêu chảy kéo dài là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ đừng vì thế mà lơ là bởi nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là từ chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày không khoa học và không đảm bảo vệ sinh. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc trẻ, cha mẹ nên chú ý đến biện pháp phòng ngừa, vệ sinh để trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, dưới đây là một số lưu ý:

  • Giữ vệ sinh tay, chân thường xuyên cho trẻ.
  • Đảm bảo đồ đạc, đồ chơi trong nhà luôn được vệ sinh sạch sẽ.
  • Hạn chế để bé tiếp xúc với động vật nuôi, nguồn nước và những nơi có nguy cơ chứa mầm bệnh.
  • Chế biến thực phẩm cho trẻ đảm bảo nấu chín, nước đun sôi.
  • Không nên cho trẻ ăn những đồ ăn để tủ lạnh quá lâu hay những đồ ăn lên men.
  • Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, chỉ sử dụng khi có sự kê đơn và theo dõi của bác sĩ.
  • Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn dưới 6 tháng để trẻ có sức đề kháng tốt.
  • Cho trẻ uống virus Rota đầy đủ, đúng lịch.

☛ Đọc thêm: Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy sao cho đúng?

Khi thấy trẻ có triệu chứng tiêu chảy, cha mẹ cần theo dõi biểu hiện. Nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường cần đưa bé tới các cơ sở ý tế để được khám và xử lý kịp thời, ngăn ngừa tiêu chảy kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Nếu còn băn khoăn nào khác về chứng tiêu chảy kéo dài ở trẻ, cha mẹ có thể gọi tới hotline 1800.1506 để được tham khảo tư vấn của các chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm.

Cập nhật lúc: 19/04/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...