Viêm đại tràng gây đi ngoài nhiều lần và cách cải thiện?

Viêm đại tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa gặp khá phổ biến hiện nay. Các dấu hiệu của bệnh như đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân sống, lỏng nát, không thành khuôn, bụng đầy hơi…được coi là những dấu hiệu điển hình của bệnh gây ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như cuộc sống hàng ngày. Tại sao viêm đại tràng gây đi ngoài nhiều lần trong ngày? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để hiểu hơn về điều này.

Viêm đại tràng là bệnh gì?

Viêm đại tràng hay còn được gọi là viêm ruột già, là tình trạng viêm tại lớp niêm mạc bên trong của đại tràng gây ra các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài, tiêu chảy, táo bón, bụng đầy hơi, thậm chí còn xuất hiện máu trong phân.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng như nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, sức đề kháng niêm mạc đại tràng giảm, tổn thương dây thần kinh trung ương hay do nguyên nhân miễn dịch. Viêm đại tràng được chia làm 2 thể, đó là viêm đại tràng cấp và mãn tính. Trong đó:

  • Viêm đại tràng cấp tính: Xảy ra do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc ở đường ruột. Nếu không được phát hiện và cải thiện kịp thời, viêm đại tràng cấp có thể tiến triển sang mạn tính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, chữa trị cũng khó khăn hơn.
  • Viêm đại tràng mạn tính: Là tình trạng viêm nhiễm khu trú ở niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ tới nặng. Trường hợp nhẹ bệnh kèm theo các dấu hiệu là niêm mạc đại tràng thường xuyên xung huyết. Bệnh tiến triển nặng các vết loét, xung huyết xuất hiện cùng với những cơn đau.

➤ Trong các vị trí bị viêm thì đại tràng sigma (phần cuối cùng của ruột – phần gắn vào trực tràng) là vị trí thường gặp nhất. Bởi đây là nơi chứa phân cũng như các chất cặn bã của cơ thể nên rất dễ bị viêm nhiễm. Khi mắc bệnh người bệnh phải đối mặt với các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài phân lỏng nát, xì hơi nhiều…gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh.

Các triệu chứng của viêm đại tràng

Đặc trưng của viêm đại tràng chính là tình trạng đau bụng đi ngoài bất thường. Ở mỗi người bệnh khác nhau có thể thấy triệu chứng của bệnh cũng có sự khác nhau. Cùng tìm hiểu các triệu chứng của viêm đại tràng ở hai thể bệnh, cấp tính và mạn tính.

Dấu hiệu viêm đại tràng cấp tính

  • Đau bụng: Đây là dấu hiệu đặc trưng của viêm đại tràng cấp tính. Cơn đau quặn thắt bụng dưới hay đau dọc theo khung đại tràng, thậm chí gây cứng bụng, đầy hơi, bụng căng tức…
  • Tiêu chảy: Người bệnh đại tràng cấp thường xuyên bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Phân nát hoặc toàn nước thậm chí có thể lẫn máu. Đi ngoài xong không có cảm giác thoải mái mà lại muốn đi tiếp. Dấu hiệu này rõ rệt hơn sau khi người bệnh ăn đồ lạ, đồ tái, sống, thực phẩm cay nóng, hải sản..
  • Chán ăn: Người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, suy giảm trí nhớ, không muốn làm việc hay vận động gì cả, đôi khi còn sốt nhẹ.

Viêm đại tràng cấp có thể diễn ra từ vài ngày đến một tuần. Một số trường hợp có thể tự khỏi mà không cần điều trị gì. Nhưng có trường hợp viêm loét nặng, các triệu chứng rầm rộ kéo dài trên 3 tuần gây rối loạn nước – điện giải nặng cần nhanh chóng tới bệnh viện để điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý viêm đại tràng cấp rất dễ bị tái phát. Nếu không được điều trị dứt điểm bệnh tiến triển sang mạn tính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.

Dấu hiệu viêm đại tràng mạn tính

Viêm đại tràng ở giai đoạn cấp tính nếu được điều trị đúng cách và kịp thời, các vết loét lành hoàn toàn sẽ khỏi bệnh. Nhưng nếu không có biện pháp điều trị phù hợp, bệnh tiến triển sang mạn tính với các dấu hiệu như sau:

  • Đau bụng: Đau dọc theo khung đại tràng và hai hố chậu. Người bệnh có thể bị đau quặn nhiều lần hoặc đau âm ỉ, đau giảm sau mỗi lần đi tiêu.
  • Rối loạn đại tiện: Người bệnh đi ngoài nhiều lần trong ngày, nhất là buổi sáng. Người bệnh thường bị đi ngoài sau khi ngủ dậy, ăn sáng xong lại bị đi ngoài. Đặc biệt, khi sử dụng một số thực phẩm gây kích thích ổ viêm như rượu bia, đồ ăn cay nóng, rau sống, nem chua..tình trạng đi ngoài có thể tăng lên 3 – 4 lần gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh. Một số ít người bệnh có thể táo với biểu hiện đi ngoài 1 -2 lần/tuần. Phân khô cứng như phân dê gây ra cảm giác khó khăn khi đi đại tiện.
  • Rối loạn tính chất phân: Phân lỏng, nát, không thành khuôn và có lẫn chất nhầy. Nếu có viêm xuất huyết, phân có thể có lẫn máu.
  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi: Viêm đại tràng mạn gây ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tiêu hóa thức ăn và chất dinh dưỡng khiến người bệnh chán ăn, mệt mỏi, người gầy sút, hốc hác, thường xuyên cáu gắt…
  • Chướng bụng đầy hơi: Nguyên nhân do các hại khuẩn ở đại tràng trong quá trình tăng sinh tiết ra ồ ạt khí CO2.

Cần có biện pháp điều trị viêm đại tràng mạn càng sớm càng tốt. Bởi nếu để tình trạng viêm loét lâu dần điều trị rất khó khăn, các ổ loét không tự làm lành được.

Vì sao viêm đại tràng gây đi ngoài nhiều lần?

Hầu hết người bệnh mắc viêm đại tràng có dấu hiệu đau bụng, đi ngoài nhiều lần. Đây là nỗi ám ảnh nhất đối với người bệnh bởi chúng gây đảo lộn sinh hoạt cũng như cuộc sống. Với những người bị viêm đại tràng nặng thậm chí mỗi lần tái phát bị đi ngoài từ 6 – 7 lần/ngày và kéo dài liên tục cả tháng, nước trong phân chiếm 90%.

Viêm đại tràng gây đi ngoài nhiều lần khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, khó chịu.

Tại sao lại xảy ra điều này? Theo các chuyên gia về tiêu hóa, một trong những nguyên nhân khiến người bệnh bị đi ngoài nhiều lần là do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Thông thường, hệ vi sinh vật của người khỏe mạnh đạt tỉ lệ vàng (85% lợi khuẩn :15% hại khuẩn). Tuy nhiên, ở người bệnh viêm đại tràng, sử dụng kháng sinh khiển tỉ lệ hại khuẩn gia tăng, lợi khuẩn giảm. Các hại khuẩn tiết ra độc tố gây tổn thương tế bào niêm mạc ruột, đại tràng cụ thể là những vết viêm, loét thậm chí là các ổ áp xe.

Khi lớp niêm mạc đại tràng bị tổn thương gây ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ nước và khoáng chất của đại tràng. Nước không được hấp thụ sẽ đào thải ra ngoài cùng với phân. Hơn nữa, viêm nhiễm gây kích thích làm tăng tiết dịch và tăng nhu động ruột góp phần vào cơ chế gây tiêu chảy, phân sống, lỏng nát không thành khuôn. Ở người bệnh viêm đại tràng nặng, vùng tổn thương có thể bài tiết chất nhầy, máu mủ hoặc protein vào lòng ruột gây đau bụng đi ngoài kèm máu.

Khi hiện tượng đau bụng đi ngoài nhiều lần gây mất nước khiến nhiều người bệnh có thói quen sử dụng thuốc cầm tiêu chảy. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc cầm tiêu chảy có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi người bệnh sử dụng kéo dài. Bên cạnh đó, lạm dụng thuốc này có thể gây loạn khuẩn hoặc bùng phát nhiễm khuẩn ruột. Bởi thuốc cầm tiêu chảy làm giảm nhu động ruột, tăng giữ phân lâu ngày tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Một số trường hợp, vi khuẩn tiết ra độc tố và lưu lại trong ruột gây hại. Do đó, sử dụng thuốc không đúng cách như thuốc cầm tiêu chảy cũng có thể khiến các triệu chứng đi ngoài trầm trọng hơn.

Ngoài ra, sử dụng thuốc cầm đi ngoài kéo dài có thể gây nhờn thuốc. Điều này khiến nhiều người bệnh phải sử dụng tăng liều mới có tác dụng, thậm chí liều cao cũng không có tác dụng. Các bác sĩ thường khuyến cáo, trong 48 tiếng sử dụng thuốc cầm tiêu chảy không có tác dụng thì nên ngừng lại. Bởi một số thuốc cầm đi ngoài khi sử dụng liều cao và kéo dài có thể gây táo bón, đau bụng, buồn nôn, tắc, liệt ruột…

Viêm đại tràng có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Đối với người bệnh cao tuổi, bệnh càng lâu nguy cơ dẫn tới biến chứng nguy hiểm càng cao. Người bệnh cần cảnh giác với các biến chứng như sau:

Xuất huyết tiêu hóa: Viêm loét đại tràng mãn tính khiến niêm mạc đại tràng bị tổn thương nặng nề. Đại tràng phải chịu những tác nhân kích thích từ bên ngoài như rượu bia, thực phẩm bẩn, nhiễm độc, lạm dụng kháng sinh quá mức…dẫn tới xuất huyết ồ ạt tại đại tràng. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng.

Thủng đại tràng: Niêm mạc đại tràng bị viêm loét nặng, các ổ loét ăn sâu vào lớp bên trong của đại tràng dần bào mỏng thành đại tràng gây thủng đại tràng. Nếu có dấu hiệu đau dữ dội ở khung đại tràng, người bệnh tái xanh, tay chân lạnh, huyết áp tụt, mạch đập nhanh, ấn ổ bụng thấy đau, thành bụng phía trước co cứng…cần cấp cứu ngay.

Giãn đại tràng cấp tính: Viêm đại tràng mạn khiến cấu trúc của đại tràng rối loạn chức năng không chỉ gây tổn thương, viêm loét mà còn khiến toàn bộ đại tràng bị giãn. Cần tới ngay bệnh viện khi có dấu hiệu của giãn đại tràng cấp như đau bụng dữ dội, hôn mê. Nếu không được cấp cứu kịp thời tỉ lệ tử vong khá cao.

Ung thư đại tràng: Đây là biến chứng nguy hiểm và nặng nề nhất của bệnh. Theo số liệu thống kê của Bộ y tế năm 2015 tại nước ta, tỉ lệ biến chứng thành ung thư đại tràng do viêm đại tràng tỉ lệ lên tới 20%.

Ung thư đại tràng – Biến chứng nguy hiểm của viêm đại tràng.

Làm gì khi bị đi ngoài nhiều lần do viêm đại tràng?

Với người bệnh thường xuyên bị đau bụng đi ngoài do viêm đại tràng, việc sử dụng thuốc cầm đi ngoài không chỉ kém an toàn mà chỉ chữa phần ngọn của bệnh. Còn không giải quyết được phần gốc rễ khiến bệnh thường xuyên tái phát. Bởi vậy người bệnh cần phục hồi và tái tạo niêm mạc ruột, đại tràng đã bị tổn thương. Người bệnh cũng cần xác định, đây là vấn đề cần khắc phục lâu dài.

Khắc phục tạm thời bằng một số mẹo dân gian

Ngoài ra, mỗi đợt cấp người bệnh cũng cần một giải pháp an toàn hơn để cải thiện đau bụng đi ngoài. Áp dụng một số mẹo dân gian như dùng lá ổi xanh là giải pháp an toàn và hiệu quả. Lượng tanin cao trong lá ổi có tác dụng cầm đi ngoài hiệu quả. Khi bị đau bụng đi ngoài do viêm đại tràng, chỉ cần nhai 5 – 6 búp ổi với muối, nuốt lấy nước 2 – 3 lần/ngày giúp cải thiện triệu chứng. Tanin trong lá ổi có tác dụng se niêm mạc ruột, giảm độ nhão của phân giúp cầm đi ngoài nhanh chóng.

Kiểm tra sức khỏe để điều trị kịp thời

Để khắc phục viêm đại tràng gây đau bụng đi ngoài, bạn nên đi khám xem có tổn thương tại đại tràng hay không để có biện pháp điều trị phù hợp.

Đọc thêm: Tìm hiểu các loại thuốc tây điều trị bệnh viêm đại tràng

Sử dụng Tràng Phục Linh

Bên cạnh đó, kết hợp sử dụng sản phẩm có tác dụng tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng. Trong đó, có những chế phẩm từ nguyên liệu ImmuneGamma với 3 công dụng: phục hồi và tái tạo niêm mạc, cân bằng vi sinh đường ruột và tăng sức đề kháng hệ tiêu hóa. Kiên trì sử dụng theo lộ trình từ 3-6 tháng sẽ giúp bạn có được 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh lý đại tràng cấp và mãn tính.

Chế độ ăn bạn nên bổ sung những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, tập ăn những thức ăn mà bạn không quen. Đồng thời luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tập thể dục đều đặn mỗi ngày và giảm bớt áp lực sống nhé.

Tràng Phục Linh (nhãn xanh)Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) là hai giải pháp chuyên biệt cho bệnh Đại tràng

Tràng Phục Linh nhãn xanh và Tràng Phục Linh PLUS nhãn đỏ, là hai giải pháp chuyên biệt cho bệnh Đại tràng. Trong đó:

1. Tràng Phục Linh (nhãn xanh) chứa hoạt chất ImmuneGamma – Thành quả của công nghệ sinh học Hoa Kỳ, hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng và nâng cao sức đề kháng đường ruột

Sản phẩm dành cho cho các đối tượng:

  • Người có các triệu chứng như: đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường sống, nát,…
  • Người mắc bệnh Viêm đại tràng cấp và mãn tính, Rối loạn tiêu hóa
  • Sản phẩm dùng được cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em

2. Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng.

Không những thế, Tràng Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng (Tìm hiểu bản nghiên cứu đầy đủ được đăng tải vào tháng 4 năm 2017 tại: www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28406734)

Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng:

  • Người có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp
  • Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại tràng cấp và mãn tính
  • Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần
  • Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện

Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh) gần nhất, xem TẠI ĐÂY

Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) xem TẠI ĐÂY

Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Cập nhật lúc: 19/04/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...