Hội chứng ruột kích thích

Cảnh báo “chiêu trò” giả danh sản phẩm công ty dược Thái Minh để “lừa dối” khách hàng

Công ty cổ phần dược phẩm Thái Minh (Thái Minh Pharma.,JSC) được biết đến với nhiều sản phẩm do Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép, trong đó có 3 sản phẩm bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc gồm: Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Viên Xương Khớp Khương Thảo Đan; Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Tràng Phục Linh PLUS và Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Vương Bảo New. Cùng với chất lượng sản phẩm và sự tận tuỵ phục vụ của mình, nhiều năm qua Công ty cổ phần dược phẩm Thái Minh đã khẳng định được uy tín trong việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Tuy nhiên mới đây, phía công ty này cho biết đang bị một số đối tượng giả danh công ty, hoặc giả danh sản phẩm của Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Theo đó, khoảng từ tháng 6-2021, Công ty cổ phần dược phẩm Thái Minh nhận được nhiều cuộc điện thoại của khách hàng, phản ánh việc có đối tượng liên hệ, tự nhận là nhân viên của Thái Minh chào mời tham gia các chương trình khuyến mại của công ty. Một khách hàng thường xuyên mua và sử dụng sản phẩm của Thái Minh chia sẻ: “Tôi nhận được điện thoại của người tự xưng là nhân viên của Công ty cổ phần dược phẩm Thái Minh mời tham gia chương trình kỉ niệm 15 năm của công ty. Người này cho biết công ty đang cung cấp sản phẩm chăm sóc sức khoẻ giá thành 1 liệu trình điều trị là 3 triệu đồng, tuy nhiên, do có khuyến mại nên công ty chỉ bán với giá từ 350.000 đồng. Tôi nghĩ là sản phẩm tốt mà bản thân cũng đã sử dụng nên rất yên tâm mua hàng…”. Việc không có gì đáng nói nếu như sản phẩm trên không hề mang lại hiệu quả, do vậy, khách hàng đã gọi điện đến công ty để phản ánh. Theo tìm hiểu từ phía Công ty cổ phần dươc phẩm Thái Minh, các sản phẩm này hoàn toàn không phải do Thái Minh sản xuất, cũng không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành. Ông Nguyễn Quang Thái – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dược phẩm Thái Minh cho biết: “Công ty cũng tổ chức nhiều chương trình khuyến mại tri ân khách hàng. Tuy nhiên, tất cả các chương trình này của chúng tôi đều không thu bất kỳ khoản phí nào và không bán sản phẩm trong chương trình. Do vậy, việc một số đối tượng lấy danh nghĩa công ty, hoặc giả danh sản phẩm của công ty để chào bán gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty chúng tôi và ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng”. Cũng theo ông Nguyễn Quang Thái, ngay sau khi nhận được phản ánh của các khách hàng bị kẻ xấu lừa đảo, công ty đã ngay lập tức thông báo đến toàn bộ khách hàng, đồng thời rà soát lại quy trình bảo mật thông tin khách hàng. Ngoài ra, ông Nguyễn Quang Thái cũng khẳng định, phía công ty hiện đang phối hợp với cơ quan CSĐT CATP Hà Nội để điều tra, làm rõ hành vi giả danh Công ty hoặc sản phẩm của dược Thái Minh nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của các đối tượng, qua đó bảo vệ quyền lợi cũng như sức khoẻ của khách hàng: “Tôi rất mong cơ quan chức năng sẽ làm rõ, và xử lý nghiêm các đối tượng này. Điều này không chỉ giúp bảo vệ uy tín của Thái Minh, mà còn đảm bảo khách hàng của Thái Minh được sử dụng đúng sản phẩm của chúng tôi, không để rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”, bản thân khách hàng bức xúc và chúng tôi cũng rất khó giải quyết”. Người đại diện của Công ty cổ phần dược phẩm Thái Minh cũng chia sẻ, từ ngày 01/02/2022, công ty sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Vì vậy, công ty khuyến cáo khách hàng: – Nếu khách hàng nhận được điện thoại gọi tới không phải số điện thoại hotline của công ty, vui lòng từ chối trao đổi. – Tất cả các chương trình khuyến mại của Công ty cổ phần dược phẩm Thái Minh đều không thu bất cứ loại phí nào, hoặc không bán sản phẩm thông qua chương trình khuyến mại, nên đề nghị khách hàng nếu nhận được lời mời chào cần cảnh giác, có thể liên hệ với công ty qua số hotline để được giải thích cụ thể. – Nếu nhận thấy dấu hiệu lừa đảo, khách hàng có thể báo cho công ty để phía công ty phối hợp với cơ quan công an xử lý. – Không sử dụng các sản phẩm nhận được mà không thuộc danh mục sản phẩm của dược Thái Minh. Trong thời gian tới, Công ty cổ phần dược phẩm Thái Minh cũng sẽ tăng cường các biện pháp bảo vệ khách hàng, không để các đối tượng xấu lợi dụng trục lợi. Theo báo Dân Trí Chia sẻ0

Tiêu chảy cấp nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi, nhanh lại sức

Tiêu chảy cấp gây mất nước và điện giải, có thể dẫn tới tử vong nếu không chăm sóc và điều trị. Do đó, chế độ ăn uống cho người bệnh có vai trò rất quan trọng, nó quyết định tới 40% tỷ lệ điều trị bệnh thành công. Vậy bị tiêu chảy cấp nên ăn gì và kiêng gì giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục. Cùng tham khảo những thông tin sau đây. Mục lụcTiêu chảy cấp nên ăn gì?ChuốiThực phẩm giàu tinh bộtBánh mì trắng và bánh quyThịt gàTáoSữa chuaQuả việt quấtQuả ổiBổ sung nướcTiêu chảy cấp không nên ăn gì?Đồ ăn nhiều chất béoThực phẩm gây đầy hơiChất làm ngọt nhân tạoSản phẩm từ sữaThực phẩm không an toànĐồ uống chứa chất kích thíchNguyên tắc xây dựng thực đơn người tiêu chảy cấpMột số món ăn tốt cho người tiêu chảy cấp ☛ Tìm hiểu thêm: Ăn sáng xong bị tiêu chảy, cách giải quyết thế nào? Tiêu chảy cấp nên ăn gì? Tiêu chảy cấp là bệnh lý gặp khá phổ biến, bệnh khởi phát đột ngột, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng có khi như chảy. Đôi khi thấy phân có máu. Người bệnh có kèm theo một số dấu hiệu khác như đau bụng, sốt, nôn mửa… Và hậu quả gây mất nước và điện giải, có thể dẫn tới tử vong. Chế độ dinh dưỡng phù hợp có vai trò quan trọng, giúp rút ngắn quá trình điều trị. Sau đây là một số thực phẩm người bệnh nên dùng: Chuối Chuối là loại trái cây mềm và dễ tiêu hóa được coi là thức ăn lý tưởng khi dạ dày đang gặp trục trặc. Trong chuối có chứa một loại enzym có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa rất tốt cho người đang bị tiêu chảy. Hàm lượng kali dồi dào giúp khôi phục các chất điện giải đã bị mất do tiêu chảy gây ra. Bên cạnh đó, chuối còn chứa nhiều chất pectin, loại chất xơ hòa tan có thể giúp hấp thu lượng chất lỏng trong ruột. Nhờ đó, các chất thải sẽ cô đặc lại. Lượng inulin có trong chuối còn giúp kích thích sự phát triển của lợi khuẩn trong ruột nên rất cần thiết cho người mắc tiêu chảy cấp. Thực phẩm giàu tinh bột Thực phẩm giàu tinh bột phải kể đến như cháo, cơm trắng, khoai lang, khoai tây nghiền… giúp cho quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Hơn nữa, những thực phẩm này chứa ít chất xơ giúp chất thải rắn hơn, thành khuôn và giảm thiểu tiêu chảy mà không buộc hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều. Bánh mì trắng và bánh quy Khi đường ruột hoạt động trở lại như bình thường, bạn nên bổ sung những sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc thô. Tuy nhiên, khi đang bị tiêu chảy bạn nên lưu ý chọn thực phẩm đã được tinh chế như bánh mì hay các loại bánh quy. Quá trình loại bỏ vỏ thô bên ngoài ngũ cốc giúp thực phẩm tinh chế này trở nên dễ tiêu hóa hơn. Bên cạnh đó, lượng muối có trong các loại bánh quy sẽ giúp phục hồi sự cân bằng điện giải trong cơ thể của bạn Thịt gà Theo nghiên cứu, thịt gà có chứa các chất dinh dưỡng như protein, sắt, kẽm, selen… Bổ sung thịt gà vào thực đơn giúp người bệnh mau chóng hồi phục sức khỏe sau những ngày đại tiện phân lỏng. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên chế biến món gà rán, gà xào bởi việc sử dụng nhiều dầu mỡ gây ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa của người bệnh. Tốt nhất nên chế biến dưới dạng hấp, luộc và bỏ hết mỡ và da. Táo Táo là loại trái cây rất nhiều người yêu thích. Không chỉ rất ngon miệng, dễ ăn mà táo còn hàm lượng chất xơ hòa tan pectin cao. Pectin giúp làm chậm quá trình bài tiết của đường ruột, giảm các triệu chứng của tiêu chảy. Bên cạnh đó, táo còn chứa lượng đường tự nhiên cùng các vitamin C giúp bù lại lượng dinh dưỡng do mất cân bằng điện giải của cơ thể. Khi bị tiêu chảy cấp, bạn có thể ăn táo hoặc sử dụng sốt táo hàng ngày để làm giảm triệu chứng tiêu chảy và ổn định tiêu hóa. Sữa chua Khi bị tiêu chảy bạn nên hạn chế tiêu thụ những sản phẩm từ sữa. Đây là lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng đối với bệnh nhân bị tiêu chảy. Tuy nhiên, sữa chua lại là ngoại lệ. Bạn nên chọn các loại sữa chua có chứa vi khuẩn sống. Bởi đây là nguồn thực phẩm chứa các probiotic giúp khôi phục lại sự cân bằng vi khuẩn trong đường ruột rất tốt cho hệ tiêu hóa. Trong quá trình lên men, một số vi khuẩn trong sữa chua tạo ra enzym proteaza, giúp hệ tiêu hoá làm việc tốt hơn. Mặt khác, đường lactose chuyển hóa thành acid lactic trong sữa chua cũng giúp tăng số lợi khuẩn trong đường ruột. Quả việt quất Tương tự như táo, việt quất có tác dụng rất tốt đối với người bị tiêu chảy cấp. Lượng tanin dồi dào trong loại quả này hoạt động như chất làm se, giúp co khít các tế bào, hạn chế viêm nhiễm, loại trừ tiết dịch và chất nhầy. Bên cạnh đó, lượng chất anthocyanoside có công dụng kháng khuẩn khá hiệu quả. Việt quất còn là nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa và chất xơ hòa tan pectin rất tốt cho sức khỏe người bệnh, làm dịu nhẹ quá trình tiêu hóa thức ăn. Quả ổi Lượng tanin dồi dào có trong quả ổi làm hạn chế tình trạng đi ngoài. Bên cạnh đó, lượng vitamin C và chất chống oxy hóa trong loại quả này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể mau chóng hồi phục sau khi bị tiêu chảy. Bổ sung nước Một điều quan trọng nhất trong điều trị tiêu chảy cấp là đề phòng mất nước. Các bác sĩ khuyên khi bị đi ngoài nhiều lần trong ngày nên bổ sung lượng nước nhiều hơn bình thường. Tốt nhất là nước đun sôi để nguội, nước cháo muối, nước gạo rang… Nếu đi ngoài nhiều, bị mất nước nên sử dụng oresol (pha theo hướng dẫn) để bổ sung điện giải, phòng mất nước và phục hồi sức khỏe tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung một số loại nước như sau: Nước cháo, gạo rang: Có tác dụng bổ sung nước và điện giải rất tốt. Khi bị tiêu chảy nên uống loại nước này nhằm cải thiện tình trạng mất nước, giảm tiêu chảy hiệu quả. Bạn cần lưu ý, không nên cho quá nhiều đường hoặc muối có thể khiến tiêu chảy nặng hơn. Trà bạc hà: Một ly trà bạc hà nóng khi đang bị tiêu chảy không chỉ giúp bạn nhẹ bụng, thoải mái hơn mà còn giúp khắc phục chứng rối loạn tiêu hóa khó chịu. Bạc hà giúp làm dịu những ảnh hưởng của tình trạng đầy hơi và hạn chế cơn đau xảy ra. Nước ép hoa quả: Các loại nước ép hoa quả như nước ép chuối, cam, bưởi, lựu, táo, ổi, nước dừa… giúp bổ sung lượng lớn vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể rất tốt cho người bệnh tiêu chảy cấp. ☛ Tham khảo thêm: Bị tiêu chảy cấp uống thuốc gì để mau khỏi bệnh Tiêu chảy cấp không nên ăn gì? Một số thực phẩm khi dung nạp vào cơ thể có thể khiến tiêu chảy cấp trở nên tồi tệ hơn. Hãy tránh xa một số thực phẩm sau đây: Đồ ăn nhiều chất béo Thực phẩm nhiều chất béo làm gia tăng tốc độ co bóp của ruột, khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên tránh các thực phẩm có chứa nhiều chất béo như thịt mỡ, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, thực phẩm có chứa kem béo… Thay vào đó nên lựa chọn thịt nạc như thịt lợn, thịt gà trắng, súp làm từ nước dùng sẽ tốt hơn so với súp làm từ kem. Thực phẩm gây đầy hơi Một số loại thực phẩm khi ăn vào có thể gây đầy hơi như bông cải xanh, súp lơ trắng, hành, đào, lê, mận, một số loại trái cây khô (mơ khô, mận khô, nho khô…). Bị đầy hơi khiến người bệnh cảm thấy khó chịu hơn, triệu chứng tiêu chảy trầm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên tránh những thức ăn này cho tới khi tình trạng bệnh ổn định. Thay vào đó, nên sử dụng thực phẩm như rau chân vịt, bí, dưa lưới… Chất làm ngọt nhân tạo Một số chất làm ngọt nhân tạo và chất thay thế đường có thể có tác dụng nhuận tràng. Chúng có thể làm tăng khí và gây đầy hơi không tốt đối với người đang bị tiêu chảy. Người bệnh cần tránh các thự phẩm thường thấy có chứa chất làm ngọt nhân tạo như nước ngọt, kẹo cao su, soda ăn kiêng… Thay vào đó, hãy uống nước lọc, trà không đường, trà thảo mộc… Sản phẩm từ sữa Hạn chế sữa và các sản phẩm từ sữa, đặc biệt trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu không dung nạp lactose sẽ càng khó tiêu hơn. Trong các sản phẩm từ sữa có chứa một loại đường là lactose. Cơ thể chúng ta tiêu hóa đường lactose bằng một loại enzyme gọi là lactase. Khi bị tiêu chảy khiến cơ thể cạn kiệt men lactase. Đường lactose không được tiêu hóa có thể làm tăng khí, đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy. Thực phẩm không an toàn Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và tiêu chảy. Khi đang bị tiêu chảy cần phải lựa chọn thực phẩm cẩn thận có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo độ tươi ngon, không bị ô nhiễm, bảo quản và chế biến an toàn. Đồ uống chứa chất kích thích Các loại đồ uống như: rượu, cà phê và nước có gas không gây tiêu chảy nhưng chúng có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa. Người bệnh nên tránh các loại đồ uống này cho đến khi tình trạng bệnh ổn định. Thay vào đó, nên uống nước lọc, nước dừa, nước trà thảo mộc, dung dịch điện giải… phòng mất nước do tiêu chảy. Đặc biệt cần lưu ý vệ sinh tốt thực phẩm, rửa tay sạch trước khi chế biến thực phẩm, rau và trái cây rửa dưới vòi chảy, vệ sinh dao thớt, bồn rửa trước và sau khi dùng. Thức ăn cần được nấu chín và bảo quản đúng cách để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn. Không ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn để lâu trong tủ lạnh. Không nên ăn thực phẩm chưa nấu chín, rau sống. Nguyên tắc xây dựng thực đơn người tiêu chảy cấp Bù nước và điện giải: nước lọc, nước khoáng, nước oresol (ORS), nước cơm, nước rau quả. Từ từ nâng dần khối lượng thức ăn nhằm đảm bảo cung cấp cho cơ thể đủ nước và điện giải, năng lượng, protein, vitamin… Ăn từ lỏng sang đặc, chủ yếu là bột ngũ cốc, bột khoai lang, khoai lang nghiền; thịt nạc, nước rau quả, sữa chua. Không dùng các thức ăn dễ gây lên men và sinh hơi trong đường ruột, khó hấp thụ như trứng, sữa, thịt mỡ, chất béo, rau có nhiều chất xơ. Xây dựng thực đơn trong tiêu chảy cấp (gồm 3 giai đoạn): Giai đoạn đầu: 24-48 giờ (chủ yếu là bù dịch) Giai đoạn này cơ  thể bị mất nước và điện giải nhiều do tiêu chảy, cần cho uống ORS kết hợp truyền dịch mặn, ngọt. Bên cạnh đó, cần có chế độ ăn uống đủ nước, điện giải để chống lại sự mất nước, mất muối đồng thời mang lại một số tối thiểu calo. Năng lượng khoảng 800kcalo, protein khoảng 15g. Giai đoạn 2: bệnh nhân đã đỡ tiêu chảy. Bổ sung thực phẩm trong ngày sao cho tổng năng lượng đưa vào: 1.200kcalo trở lên. Trong đó: Đạm (protein): 30g (khoảng 0,6g/kg/ngày) Bột đường 250g trở lên; chất béo: 10g; Muối nêm vừa miệng; nước uống theo nhu cầu, thêm nước quả. Giai đoạn 3 (giai đoạn phục hồi) Ăn theo chế độ ăn bình thường có tăng đạm, calo, vitamin. ☛ Tham khảo thêm: Tiêu chảy kéo dài – Nguyên nhân, cách điều trị Một số món ăn tốt cho người tiêu chảy cấp Người bệnh tiêu chảy cấp cần nhiều nước hơn so với bình thường để bù lại lượng dịch mất qua nôn và đi ngoài. Bên cạnh bù nước và điện giải, người bệnh cần được bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm. Chế biến dưới dạng lỏng, mềm, dễ tiêu như cháo thịt gà, cháo thịt lợn nạc với cà rốt, khoai tây, bí đỏ… giúp dễ tiêu, dễ hấp thu. Dưới đây là một số món ăn bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, bù nước cho cơ thể và cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp người bệnh tiêu chảy cấp nhanh chóng hồi phục. 1. Cháo muối Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gạo tẻ 50g, muối 5g, nước 500ml. Cách chế biến: Gạo vo sạch và cho vào nồi, thêm nước rồi đun sôi 20 – 30 phút cho tới khi gạo nở ra rồi gạn lấy nước uống. 2. Súp cà rốt Nguyên liệu chuẩn bị: Cà rốt 300g, đường 30g, muối 5g. Hướng dẫn chế biến: Rửa sạch cà rốt, thái nhỏ, nấu chín rồi xay nhuyễn. Cho cà rốt vào nồi, thêm nước vừa đủ, thêm chút đường và muối rồi đun sôi lại. Để nguội dần và sử dụng. 3. Cháo thịt nấu cà rốt Nguyên liệu chuẩn bị: Thịt gà hoặc thịt lợn nạc 50g, gạo tẻ 100g, cà rốt ½ củ, gia vị vừa đủ. Hướng dẫn chế biến: Vo sạch gạo rồi cho vào nồi, đổ thêm nước nấu cho tới khi gạo nở bung. Sau đó, gọt sạch vỏ cà rốt, thái nhỏ hạt lựu, cho vào nồi hầm cùng cháo. Thịt gà hoặc thịt lợn băm nhỏ, ướp gia vị 15 phút. Cho thịt vào nồi đun sôi lại khoảng 5 phút, nêm gia vị là có thể dùng được. 4. Cháo thịt gà, bí đỏ Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gạo tẻ 100g, thịt gà 50g, bí đỏ 50g, gia vị vừa đủ. Hướng dẫn chế biến: Vo sạch gạo rồi cho vào nồi, đổ nước và nấu cho tới khi gạo nở bung. Băm nhỏ thịt gà, ướp gia vị 15 phút. Bí đỏ thái miếng, hấp chín, tán nhuyễn hoặc thái nhỏ cho vào nồi nấu cùng cháo cho nhừ. Sau khi cháo chín nhừ, cho thịt gà vào quấy đều, đun sôi thêm 5 phút và nêm gia vị dùng. 5. Cháo cà rốt, khoai tây Nguyên liệu chuẩn bị: Gạo tẻ: 100g, khoai tây 50g, cà rốt 50g, thịt lợn nạc 50g, gia vị vừa đủ. Hướng dẫn thực hiện: Gạo vo sạch và cho vào nồi, đổ nước vào nấu cho tới khi gạo nở bung. Cho cà rốt và khoai tây thái nhỏ vào nồi hầm cùng cháo. Thịt lợn băm nhỏ, ướp gia vị khoảng 15 phút. Sau khi cháo chín nhừ cho thịt vào và đun sôi 5 phút là dùng được. Hy vọng những thông tin trên đây giúp người bệnh tiêu chảy cấp xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật. Chia sẻ15

Tiêu chảy do Rotavirus ở trẻ - Những điều cần chú ý

Tiêu chảy là nguyên nhân thứ ba gây tử vong ở trẻ em – nó đã cướp đi sinh mạng của hơn nửa triệu trẻ em vào năm 2017. Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ em dưới 2 tuổi. Theo thống kê tại Việt Nam, cứ 2 trẻ nhập viện vì tiêu chảy cấp thì có 1 trường hợp là do virus Rota gây ra. Trong đó, tỷ lệ mắc cao nhất là ở nhóm trẻ dưới 12 tháng tuổi. Vậy Rotavirus là gì và có cách nào để khắc phục cũng như phòng tránh, bạn hãy tham khảo thông tin dưới đây nhé. Mục lụcRotavirus là gì?Khả năng lây nhiễm  của virus RotaDấu hiệu nhận biết tiêu chảy Rotavirus ở trẻSốtTiêu chảy nhiều lầnNôn mửaMất nướcĐể đánh giá mức độ mất nước của trẻ khi bị tiêu chảy do RotavirusHướng dẫn chăm sóc bé bị tiêu chảy do RotavirusBù nướcChế độ dinh dưỡng hợp lýKhi nào trẻ cần truyền dịch?Biện pháp phòng ngừa Rotavirus cho trẻ Rotavirus là gì? Virus Rota là một chi của vi rút RNA kép trong họ Reoviridae, nó là một trong số các loại vi rút gây nhiễm trùng thường được gọi là cúm dạ dày, mặc dù không có liên quan đến cúm. Rotavirus là một loại vi rút rất dễ lây lan gây tiêu chảy. Trước khi vắc-xin được phát triển, hầu hết trẻ em đã bị nhiễm vi-rút ít nhất một lần trong đời. Khả năng lây nhiễm  của virus Rota Virus Rota có khả năng sống bền bỉ và lây nhiễm rất mạnh. Nó có thể tồn tại vài ngày trên các bề mặt cứng như sàn nhà, tay nắm cửa, đồ chơi, các vật dụng trong gia đình và trên con người vài giờ đồng hồ. Virus Rota có thể thải ra môi trường bên ngoài qua đường bài tiết phân. Chính vì vậy, nếu người bệnh không giữ vệ sinh, phân không được xử lý đúng cách, virus sẽ dễ phát tán ra ngoài môi trường, tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan trên diện rộng và bùng phát dịch. Đối với trẻ nhỏ rất cần được chăm sóc và đảm bảo vệ sinh, người chăm sóc trẻ nhỏ sau khi thay tã, vệ sinh cho bé, vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, không vệ sinh tay cẩn thận cũng là một trong những nguyên nhân gây lây lan virus Rota. Sử dụng chung đồ cá nhân với người bị nhiễm Virus Rota sẽ dễ bị mắc bệnh. Nhất là ở trẻ em, khi dùng chung bình sữa với trẻ khác đang mắc tiêu chảy virus Rota thì nguy cơ bị mắc bệnh rất cao. Một số trường hợp tiêu chảy do virus Rota do lây nhiễm từ các loại vật nuôi trong gia đình như: ôm ấp, vuốt ve những con vật nuôi có nguồn lây nhiễm sẽ dễ mắc chứng tiêu chảy. Nhất là trẻ em dưới 1 tuổi, dễ có nguy cơ bị lây nhiễm nhất bởi trẻ thường có thói quen tiếp xúc các đồ vật, con vật bằng tay và có thói quen đưa tay lên mắt mũi miệng. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy do Rotavirus Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc virus Rota ở trẻ cha mẹ nên lưu ý: Người chế biến thức ăn cho trẻ tay bị nhiễm bệnh, vệ sinh không sạch sẽ, dụng cụ chế biến thức ăn nhiễm bệnh, không đảm bảo vệ sinh. Không có thói quen rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn cho trẻ và người chăm sóc trẻ. Trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, hệ miễn dịch non yếu. Trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh sẽ có nguy cơ mắc tiêu chảy cao hơn nhiều lần so với trẻ bú mẹ hoàn toàn. Nguồn nước sinh hoạt, ăn uống bị ô nhiễm, uống nước không đun sôi hoặc đun sôi để lâu. Bảo quản thực phẩm không đảm bảo, cho trẻ ăn thức ăn để lâu trong nhiệt độ phòng, thức ăn bảo quản lâu trong tủ lạnh, thức ăn bị ô nhiễm trước và sau khi chế biến. Các chất thải nhiễm bệnh không được xử lý đúng cách, dễ phát tán, lây nhiễm xung quanh. Dấu hiệu nhận biết tiêu chảy Rotavirus ở trẻ Các triệu chứng thường phát triển sau 2 ngày kể từ khi nhiễm Rotavirus. Về cơ bản, trẻ bị tiêu chảy do nhiễm virus Rota có triệu chứng tương tự như bị tiêu chảy thông thường, cụ thể: Sốt Sốt thường là triệu chứng phổ biến đầu tiên khi bị nhiễm Rotavirus. Trẻ sốt thường dưới 38 độ và kèm theo ho, đâu bụng, chảy nước mũi. Tiêu chảy nhiều lần Virus Rota là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy cấp. Triệu chứng đặc trưng nhất ở trẻ  là đi ngoài nhiều lần trong ngày và kéo dài tầm 4 đến 8 ngày. Phân lỏng, tóe nước, phân có thể có màu xanh, đờm nhớt và không có máu. Trường hợp nghiêm trọng trẻ tiêu chảy kéo dài trên 20 lần/ ngày dễ dẫn đến mất nước và nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng. Nôn mửa Dấu hiệu nôn mửa thường xuất hiện trước tiêu chảy khoảng 6 – 12 giờ và nghiêm trọng hơn sau khi ăn. Đặc biệt, trẻ sẽ nôn rất nhiều và khó chịu chứ không như trẻ nôn ói đơn thuần. Hiện tượng nôn bắt đầu giảm khi trẻ bắt đầu xuất hiện tiêu chảy. Mất nước Khi tiểu chảy quá nhiều kèm nôn mửa không được xử lý kịp thời, trẻ dễ bị mất nước và điện giải nghiêm trọng. Biểu hiện nhận biết rõ nhất mất nước ở trẻ là khát nước, môi, lưỡi và da cũng khô, tiểu ít… Khi trẻ xuất hiện dấu hiệu này, cha mẹ cần kịp thời bổ sung nước và chất điện giải bởi nó có thể nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Khi nào cần đưa trẻ đi khám? Cha mẹ hãy chú ý quan sát và đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu có những dấu hiệu dưới đây: Số lần tiêu chảy tăng lên, trong phân có thể dính máu Tình trạng nôn mửa liên tục chưa có dấu hiệu chấm dứt Sốt cao trên 39 độ Trẻ liên tục đòi uống nước Trẻ không bú, ăn kém Người mệt lả, mắt lờ đờ khó chịu Sau 2 ngày điều trị tiêu chảy tại nhà không có tiến triển. ☛ Xem thêm: Bé bị đi ngoài nhiều lần có nguy hiểm không? Để đánh giá mức độ mất nước của trẻ khi bị tiêu chảy do Rotavirus Mất nước và điện giải là biến chứng nặng dễ gặp khi bị tiêu chảy do Rotavirus và là lý do chủ yếu có thể làm trẻ tử vong. Do đó khi bé bị tiêu chảy do virus Rota, cha mẹ cần quan sát để đánh giá được tình trạng mất nước qua các dấu hiệu sau đây: Dấu hiệu khát nước: Cho trẻ uống nước bằng cốc hoặc thìa để đánh giá mức độ mất nước: Nếu trẻ uống nước bình thường, trẻ không thích uống nước hoặc từ chối uống nước khi cho trẻ uống thì trẻ chưa có biểu hiện mất nước. Nếu trẻ khát nước, thèm nước háo hức uống nước, vồ vập lấy cốc nước hoặc thìa nước. Khi ngừng cho trẻ uống nước, trẻ khóc thì có thể trẻ có biểu hiện mất nước vừa. Trẻ có thể không uống hoặc uống kém do li bì mệt mỏi là biểu hiện mất nước nặng. Quan sát da của trẻ: Đánh giá mức độ mất nước qua độ chun giãn của da trẻ bằng cách véo vào da của trẻ vùng bụng theo chiều dọc cơ thể và thả tay ra. Nếu nếp véo da bình thường trở lại khá nhanh ( dưới 2 giây) thì trẻ không bị mất nước hoặc mất nước nhẹ. Nếu nếp véo da trở lại bình thường chậm hoặc rất chậm ( trên 2 giây) thì trẻ bị mất nước rất nặng. Một số biểu hiện khác: Quan sát dấu hiệu mắt trẻ: trẻ khóc có ra nước mắt không, nếu trẻ khóc to mà không có nước mắt là trẻ bị mất nước mức độ trung bình. Mắt trẻ có bị trũng hơn bình thường không? Miệng lưỡi trẻ có khô không, nếu lưỡi trẻ khô là có dấu hiệu mất nước Thóp trẻ có trũng hơn bình thường không, nếu thóp trũng là trẻ đang bị mất nước Ngoài ra, nếu trẻ mất nước thường có dấu hiệu mệt lả, li bì, khóc nhiều, thở gấp… Hướng dẫn chăm sóc bé bị tiêu chảy do Rotavirus Bù nước Với trẻ bị tiêu chảy do Rota virus quan trọng nhất là bù nước, bù điện giải tốt nhất là bằng nước oresol. Tuy nhiên, cha mẹ nên lưu ý pha vào nước theo đúng tỉ lệ quy định, không nên pha loãng quá hay đặc quá vì sẽ gây rối loạn điện giải và khiến tình trạng tiêu chảy càng nặng hơn. Nếu trẻ khó uống, có thể đút từng thìa oserol một cho trẻ, 2 phút một lần, không nên cho bé tu hoặc uống liên tục. Nếu trẻ uống bị nôn thì nên dừng lại 10 phút và cho trẻ uống lại từng chút một. Trẻ dưới 2 tuổi: uống 50 – 100 ml oresol sau mỗi lần đi ngoài Trẻ từ 2 – 10 tuổi: uống 100 – 200 ml oresol sau mỗi lần đi ngoài Trẻ trên 10 tuổi: uống oresol đến hết khát sau mỗi lần đi ngoài Sau khi trẻ được bù đủ nước, trẻ sẽ đi tiểu nhiều, linh động, da, môi tươi tắn, đỡ khô hơn. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần bù nước cho đến khi tình trạng đi tiêu cải thiện, phân sệt và đi tiêu dưới 3 lần/ ngày. Chế độ dinh dưỡng hợp lý Trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus cần có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, không nên kiêng cữ quá sẽ khiến trẻ thiếu hụt dinh dưỡng, sụt cân, suy dinh dưỡng, tình trạng tiêu chảy lâu cải thiện. Chính vì vậy, trẻ cần đảm bảo dinh dưỡng bằng cách: Với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Tăng cường cho trẻ bú mẹ bởi sữa mẹ đóng vai trò rất quan trọng khi trẻ bị tiêu chảy vì trong sữa mẹ đủ các chất dinh dưỡng, vừa dễ tiêu hóa, hấp thu. Nếu trẻ uống sữa mà bị tiêu chảy nhiều thì nên dùng loại không có lactose. Sau khi hết tiêu chảy, trẻ sẽ uống lại sữa đã uống trước khi bệnh.  Với trẻ trên 6 tháng tuổi:  Nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa: súp, cháo, sữa… Thực phẩm nấu cho trẻ cần nấu kỹ, đảm bảo vệ sinh, ăn ngay sau khi nấu Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm nhiều đường, ít dinh dưỡng và nhiều chất xơ, khó tiêu hóa như ngô, đỗ nguyên hạt, rau cần, măng… Tránh cho trẻ ăn các loại lá, quả chát có nhiều chất tanin như lá nhọ nồi, lá ổi xanh, quả ổi xanh, quả hồng xiêm xanh… Chất tanin giúp làm săn màng ruột, có thể trẻ cầm tiêu chảy ngay tức. Tuy nhiên, cách điều trị này có thể gây hại cho trẻ bởi hiện tượng cẩm tiêu chảy chỉ là giả tạo, không thể trị được nguyên nhân tận gốc gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm… nên có thể khiến bệnh kéo dài hơn, thậm chí bệnh còn nặng hơn. ☛ Xem thêm: Cách chăm sóc bé bị tiêu chảy Khi nào trẻ cần truyền dịch? Trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus cần truyền dịch khi trẻ đi ngoài, nôn ói quá nhiều, không ăn uống, không chơi, nằm li bì, có hiện tượng mất nước như mắt lõm, da nhăn nheo. Tuy nhiên cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện để đảm bảo an toàn. Có nhiều trẻ dưới 1 tuổi đưa đến viện trong tình trạng mất nước nặng và bác sĩ cho truyền dịch. Vì trẻ quá bé nên trong lúc truyền có thể dây bị tuột, trẻ quấy khóc, khó chịu, cha mẹ sót con, tự ý không cho truyền nữa. Điều này khiến trẻ mất nước, điện giải quá nhiều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Xem thêm: Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi phải làm gì? Biện pháp phòng ngừa Rotavirus cho trẻ Không có loại thuốc nào có thể tiêu diệt virus Rota, để phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vắcxin đầy đủ theo lịch tiêm chủng mở rộng. Trẻ có thể nhiễm Rotavirus qua đường ăn uống, cầm nắm đồ vật nhiễm bẩn. Chính vì vậy, nên giữ vệ sinh tay chân, đồ vật sạch sẽ là biện pháp cơ bản phòng ngừa bệnh. Tạo thói quen cho trẻ rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh, bỏ thói quen cầm nắm đồ vật, đồ chơi cho vào miệng. Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, bởi bú mẹ giúp giảm nguy cơ mắc dị ứng sớm và tăng sức đề kháng chống lại và giảm bớt các đợt nhiễm trùng. Nếu mẹ không đủ sữa, có thể cho trẻ ăn dặm sớm tuy nhiên cần đảm bảo thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và hợp vệ sinh. Cha mẹ cần cân bằng khẩu phần ăn uống của con, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để bé có đủ sức chống đỡ bệnh, cơ thể chóng phục hồi, không bị suy sụp vì thiếu dinh dưỡng sau tiêu chảy. Tiêu chảy do virus Rota rất dễ mắc ở trẻ và nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa cho trẻ bằng cách tiêm phòng, duy trù chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống lành mạnh và giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh quanh mình sạch sẽ. Chúc bạn và bé nhiều sức khỏe. Chia sẻ15

Bé bị tiêu chảy nên ăn gì để nhanh khỏi?

Tiêu chảy ở trẻ là triệu chứng thường gặp nhưng khiến cha mẹ khá lo lắng. Tiêu chảy nếu không được xử lý kịp thời nó có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sự tăng trưởng của trẻ và thậm chí để lại biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao. Hiểu được nỗi lo đó, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn những loại thực phẩm bé nên và không nên ăn khi bị tiêu chảy nhé. Mục lụcDấu hiệu nhận biết tiêu chảy ở béBé bị tiêu chảy nên ăn – uống gì?Với trẻ dưới 6 tháng tuổiVới trẻ từ 6 tháng tuổi trở lênNhững thực phẩm nên tránh khi bé bị tiêu chảyThực phẩm gây khó tiêu, đầy bụngThực phẩm có đường và chất ngọt nhân tạoĐồ ăn chứa nhiều chất béoNguyên tắc dinh dưỡng cho bé bị tiêu chảyPhòng bệnh tiêu chảy ở trẻ Dấu hiệu nhận biết tiêu chảy ở bé Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ em không giống người lớn. Tùy thuộc vào tuổi của trẻ, chẳng hạn như ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, các bé đi ngoài từ 2 – 5 lần/ ngày, phân hoa cà hoa cải. Vì vậy, không phải lúc nào trẻ đi ngoài trên 3 lần/ ngày là bé bị tiêu chảy. Những bé trên 6 tháng khi đã ăn dặm, đi ngoài có thể 1 – 3 lần/ ngày. Bên cạnh đó, trước khi đi tiêu chảy, bé có thể xuất hiện triệu chứng khó chịu ở bụng như đầy bụng, sủi bụng, kém ăn, bỏ ăn hoặc nôn. Để nhận biết trẻ bị tiêu chảy, mẹ có thể quan sát phân của bé với những dấu hiệu sau: Phân lỏng hơn bình thường, loãng hoặc toàn nước Màu sắc phân khác thường, có thể nhầy, tanh. Cha mẹ cũng nên chú ý đến các triệu chứng mất nước, mất muối  ở trẻ bị tiêu chảy: Trẻ quấy khóc, da nhăn, mắt trũng, thóp lõm Khi mất nước nặng trẻ lơ mơ, hôn mê, không uống được nước, da nhăn tay chân lạnh, thóp lõm. Khi có các dấu hiệu trên, cha mẹ nên cho trẻ đi khám sớm để kiểm tra đúng nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Nguy hiểm hơn nữa, diễn biến nặng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như suy thận cấp, nhiễm trùng huyết, tử vong. ☛ Đọc thêm: Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy kéo dài Bé bị tiêu chảy nên ăn – uống gì? Với trẻ dưới 6 tháng tuổi Trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ Tiếp tục cho bé bú mẹ bình thường, có thể tăng số lần bú để giúp bé tránh mất nước. Mẹ cũng nên chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng để tiết đủ sữa và cung cấp đủ chất dinh dưỡng qua sữa mẹ cho trẻ. Trẻ dưới 6 tháng ăn sữa công thức Trẻ dưới 6 tháng tuổi không ăn sữa mẹ, ăn sữa công thức thì tiếp tục cho bé sử dụng tiếp sữa bột trẻ vẫn ăn. Tuy nhiên, cần lưu ý cho bé ăn ít một và chia thành nhiều bữa trong ngày, nên cho bé ăn ít nhất 3 giờ/ lần. Có thể pha loãng hơn (giảm nửa lượng sữa, giữ nguyên lượng nước). Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, trẻ tiếp tục ăn dặm, nếu trẻ trên 2 tuổi, ăn theo chế độ bình thường của người lớn. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm cho bé một số nhóm thực phẩm dưới đây vào thực đơn ăn hằng ngày: Bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu hóa Nếu trẻ còn bú mẹ, tiếp tục cho trẻ bú mẹ và bổ sung thêm các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như: bột gạo, khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm,…. Các món ăn nên chế biến dưới dạng soup, cháo mềm, thịt nên bằm nhỏ hoặc nấu cơm mềm, nát. Thức ăn nên được chế biến kĩ, đảm bảo vệ sinh, nên ăn ngay sau khi nấu, thực phẩm chế biến nên tươi. Nếu bắt buộc cho trẻ bị đi ngoài ăn những thức ăn đã nấu sẵn, mẹ cần phải đun lại thật kĩ trước khi cho bé ăn. Bổ sung nước Với những bé đang bị tiêu chảy thì bù nước vẫn là ưu tiên số một. Sau mỗi lần trẻ đi ngoài, mẹ cần cho bé uống bù nước ngay, có thể cho trẻ uống nước dừa, nước cháo loãng. Ngoài ra, mẹ có thể bù nước và các chất điện giải cho trẻ bằng Oresol. Mẹ cần lưu ý pha hỗn hợp Oresol theo đúng chỉ dẫn về tỷ lệ nước và cho uống dần dần. Nếu không mua được Oresol, có thể thay pha một thìa cà phê (loại 5 cc) muối và 8 thìa cà phê đường cát trong 1 lít nước. Trường hợp trẻ dùng sữa bò mà triệu chứng tiêu chảy tăng lên thì thay bằng sữa không có lactoza như (Isomil, olac). Bổ sung trái cây tươi Phụ huynh có thể bổ sung thêm trái cây tươi cho trẻ như các loại quả chín hoặc các loại nước ép nguyên chất: chuối, cam, xoài, hồng xiêm để tăng lượng kali đã mất. Bổ sung sữa chua Sữa chua giúp cung cấp một lượng lớn lợi khuẩn giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng giúp hỗ trợ tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa của bé. Với trẻ bị tiêu chảy, sữa chua giúp cân bằng vi khuẩn ở ruột, và chất kháng sinh lactocidine có trong sữa chua giúp việc điều trị tiêu chảy. Tuy nhiên, mẹ cũng nên chú ý chọn lựa sữa chua ít đường hoặc không đường cho bé và nên cho bé ăn mức vừa phải, không nên cho bé ăn quá nhiều. Những thực phẩm nên tránh khi bé bị tiêu chảy Bên cạnh việc bổ sung vào chế độ ăn cho trẻ các món ăn có lợi cho tiêu hóa, mẹ cũng cần lưu ý những thức loại thực phẩm nên tránh khi bé bị đi ngoài dưới đây: Thực phẩm gây khó tiêu, đầy bụng Khi trẻ bị tiêu chảy, hệ tiêu hoá đang bị suy giảm chức năng, bé cần tránh ăn quá các loại thực phẩm nhiều chất xơ có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy chướng bụng: tinh bột nguyên hạt, bột yến mạch và ngũ cốc, bông cải xanh… Tránh một số loại trái cây có thể làm tăng triệu chứng đầy hơi khó tiêu và tình trạng tiêu chảy thêm trầm trọng hơn: táo, lê, mận, đào. Một số loại rau xanh như súp lơ, bắp cải, đậu… khi bị tiêu chảy nên tránh bởi nó dễ gây đầy hơi, khó tiêu Thực phẩm có đường và chất ngọt nhân tạo Tránh ăn các loại thực phẩm nhiều đường như bánh, kẹo, nước giải khát công nghiệp có thể khiến tình trạng tiêu chảy của bé trầm trọng hơn do tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột. Đồ ăn chứa nhiều chất béo Bé đang bị đi ngoài cần kiêng đồ dầu mỡ, chiên xào bởi những loại đồ ăn này tạo áp lực lên hệ tiêu hóa, gây nên hiện tượng khó tiêu, đi ngoài phân sống ở trẻ. Đặc biệt có thể khiến triệu chứng tiêu chảy ở bé thêm nặng hơn. Nguyên tắc dinh dưỡng cho bé bị tiêu chảy Bên cạnh việc chú ý các loại thực phẩm nên ăn và nên tránh với trẻ đang bị đi ngoài, cha mẹ cũng cần ghi nhớ một số nguyên tắc quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ như sau: Luôn nhớ bù nước tránh để trẻ mất nước. Với những bé đang còn bú mẹ, mẹ nên tích cực cho bú để giúp bé bù nước. Cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé: tinh bột, protein, khoáng chất thông qua các loại thực phẩm phù hợp, không bắt trẻ kiêng khem quá mức dễ gây thiếu chất ở trẻ. Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, tránh nhồi nhét bắt trẻ ăn quá no trong một bữa. Các món ăn nên đa dạng, ninh mềm, nấu nhừ để trẻ dễ ăn, dễ tiêu hóa. Khi thấy bé đỡ tiêu chảy, có thể chuyển về chế độ ăn bình thường. Nếu thấy trẻ có hiện tượng mất nước nghiêm trọng, nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và có phương pháp điều trị cụ thể. ☛  Xem thêm: Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy Phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ Bác sĩ luôn khuyến cáo, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để phòng tránh trẻ bị tiêu chảy,  các bậc phụ huynh nên chú ý: Các mẹ luôn ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ, nhất là trong 6 tháng đầu đời bởi sữa mẹ rất tốt cho trẻ nhỏ, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Vệ sinh cá nhân cho trẻ thật sạch sẽ nhất là sau khi chơi đùa, trước và sau khi ăn. Vệ sinh đồ chơi, các đồ dụng dụng cụ trong nhà sạch sẽ Sử dụng nguồn nước sạch, thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc. Luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, thay tã lót cho trẻ, trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, chăm sóc trẻ. Khi chế biến thức ăn cho trẻ bị tiêu chảy, mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh các dụng cụ nhà bếp, bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa… sau khi rửa sạch bằng nước lã cần được tráng qua nước đun sôi trước bữa ăn. Cho trẻ ăn uống khoa học, hợp lý, đảm bảo vệ sinh đúng cách cũng chính là phương pháp điều trị trẻ bị tiêu chảy hiệu quả nhất. Cho trẻ tiêm phòng sởi và nhỏ Rotavirus đầy đủ. Theo khuyến cáo, tiêm vắc xin sởi có thể phòng ngừa được 25% tử vong liên quan đến tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi. Mong rằng với những thông tin đầy đủ bên trên đã giúp bố mẹ biết cách chăm sóc và ngừa tiêu chảy ở trẻ. Nếu còn thắc mắc gì phụ huynh có thể gọi đến số tư vấn miễn cước 1800 1506 để được tư vấn kĩ hơn nhé. Nguồn tham khảo: http://viendinhduong.vn/vi/dinh-duong-tre-em/tre-an-gi-khi-bi-tieu-chay-.html   Chia sẻ14

Các loại sữa không táo bón cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay

Có nhiều nguyên nhân gây hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh. Trong đó, sử dụng sữa công thức không phù hợp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây táo bón ở trẻ. Nhất là những bé có hệ tiêu hóa yếu, sử dụng sữa không phù hợp khiến cho bé khó hấp thu các dưỡng chất để phát triển cân nặng và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy đâu là những loại sữa không gây táo bón? Dưới đây là một số loại sữa có nhiều dưỡng chất, tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh các mẹ có thể tham khảo. Mục lụcCách chọn sữa mát không gây táo bón cho trẻ sơ sinhMột số loại sữa không táo bón dành cho trẻ sơ sinh1. Sữa Similac Eye-Q & HMO Newborn2. Sữa Kazu Gain Gold3. Sữa Nan Nestle4. Sữa Morinaga Nhật Bản5. Sữa Frisolac Gold6. Sữa Physiolac Pháp7. Sữa Meiji Nhật Bản8. Sữa Aptamil9. Sữa Glico của Nhật10. Sữa Celia11. Sữa Premium Digestive12. Sữa Grand Noble13.Vinamilk Optimum Gold – Sữa dễ uống, giúp bé hấp thu tốtNhững lưu ý khi trẻ sơ sinh sử dụng sữa công thức Trước khi tìm hiểu các loại sữa không gây táo bón cho trẻ, mời các mẹ hiểu hơn về táo bón ở trẻ trong bài: Trẻ bị táo bón kéo dài, mẹ đừng lơ là Cách chọn sữa mát không gây táo bón cho trẻ sơ sinh Thế nào là sữa mát cho bé sơ sinh? Sữa công thức được đánh giá là mát khi sữa có thành phần dinh dưỡng gần giống với sữa mẹ, sữa có hương vị tự nhiên, dễ uống, dễ tan khi pha và giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng dễ dàng. Khi uống sữa mát bé phát triển tự nhiên cả về thể chất và trí não. Để lựa chọn được một loại sữa mát phù hợp cho bé thì các bố mẹ cần lưu ý những điểm sau: Chọn sữa có thành phần tốt cho hệ tiêu hóa: Sữa có chứa chất xơ Fructooligosaccharide (FOS): Đây là dạng chất xơ hòa tan có khả năng hút nước, làm mềm phân, giúp phân di chuyển một cách dễ dàng trong ruột. Ngoài ra nó còn giúp sản sinh những lợi khuẩn trong ruột, giúp tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hóa của trẻ. Sữa chứa lượng chất xơ hoà tan Galacto Oligo Saccharide (GOS) giúp thẩm thấu nước giúp tăng khối lượng bã thải, làm mềm và xốp phân, làm tăng số lượng và số lần đi tiêu, cải thiện táo bón ở trẻ hiệu quả. Bổ sung Probiotic: Đây là lợi khuẩn giúp đào thải vi khuẩn có hại ra khỏi hệ vi sinh đường ruột, làm tăng độ nhớt cho khuôn phân, giúp phân xốp, mềm mịn. Ít hàm lượng beta-lactoglobulin: Nếu trẻ dung nạp sản phẩm chứa nhiều protein beta lactoglobulin có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Mùi vị gần giống với sữa mẹ Những bé đang chuyển từ sữa mẹ sang dùng sữa công thức cần tập làm quen và hấp thu, chính vì vậy, khi chọn sữa công thức, mẹ nên chọn những loại sữa có vị nhạt giống sữa mẹ để bé không bỏ bú. Nhiều thành phần dưỡng chất Ngoài việc chọn những loại sữa nhạt, mát, tránh táo bón cho trẻ sơ sinh thì mẹ cũng nên chọn những loại sữa bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu khác như DHA/AA, Omega 3, Omega 6, các nhóm vitamin A, E, C – giúp hỗ trợ phát triển não bộ và thị lực, tăng cường sức đề kháng, chiều cao, cân nặng và hệ miễn dịch ở trẻ ở trẻ. Thương hiệu uy tín Khi chọn sữa dành cho trẻ sơ sinh, mẹ cần chọn nhãn sữa uy tín lâu năm được phát triển dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học và sản xuất theo dây chuyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Một số loại sữa không táo bón dành cho trẻ sơ sinh 1. Sữa Similac Eye-Q & HMO Newborn Sữa bột Similac Eye-Q & HMO là dòng sữa công thức nổi tiếng của Abbott Hoa Kỳ. Đây là dòng sản phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa còn non yếu và hỗ trợ trí não phát triển của trẻ. Dòng sữa Similac Eye-Q & HMO có đặc điểm nổi bật: Đây là dòng sữa mát có thành phần độc quyền không chứa dầu cọ, thay vào đó là sử dụng dầu hướng dương, dậu đậu nành. Bổ sung chất xơ hòa tan prebiotic FOS và Nucleotides, giảm nguy cơ táo bón và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tăng cường chức năng hệ miễn dịch. Similac chứa hệ dưỡng chất Eye-Q Plus gồm bộ 3 dưỡng chất vàng DHA-Lutein-Vitamin E tự nhiên tăng khả năng hấp thu DHA, hỗ trợ phát triển trí não tối đa trong 3 tháng đầu đời và phát triển thị lực. Similac Eye-Q & HMO xứng đáng là một trong những dòng sữa công thức tốt nhất cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh được các bác sĩ nhi khoa khuyên dùng. 2. Sữa Kazu Gain Gold Kazu Gain Gold có thương hiệu Aiwado – Dinh dưỡng chuẩn Nhật Bản. Đây là sản phẩm đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng của Bộ Y tế Nhật Bản với ưu điểm nổi trội không chỉ giúp con phát triển toàn diện, tiêu hoá tốt mà còn giúp con tăng cân chuẩn theo nhu cầu và thể trạng. Sữa Kazu Gain Gold có ưu điểm: Kazu Gain Gold gồm bộ 3 siêu chất xơ: GOS Nhật Bản, HMO, FOS giúp sữa thanh mát, tăng khả năng hấp thụ, tiêu hóa tốt và phòng ngừa táo bón. DHA từ tảo biển tự nhiên kết hợp cùng Taurin Nhật Bản giúp bé tăng cường trí thông minh, sáng mắt tinh anh. Canxi và Vitamin D3 giúp bé tăng trưởng chiều cao tối ưu. Ngoài ra, sữa Kazu Gain Gold được đánh giá có ưu điểm nổi trội mà ít loại sữa có được đó là nguyên liệu được sấy phun chỉ 1 lần duy nhất từ sữa tươi và hương tự nhiên, sữa giữ nguyên các dưỡng chất tốt nhất nên sữa rất thanh mát. Đây cũng là sự hoàn hảo giúp các bé thích nghi từ sữa mẹ chuyển qua sữa công thức. ☛ Xem chi tiết:  cách chữa đầy hơi chướng bụng cho bé cực đơn giản 3. Sữa Nan Nestle Sữa Nan của thương hiệu Nestle Thụy Sĩ có công thức và vị sữa tương đương như sữa mẹ hoàn toàn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh, không chỉ hỗ trợ tốt quá trình tiêu hóa mà còn giúp nâng cao hệ miễn dịch, phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ nên được khá nhiều mẹ lựa chọn cho trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi. Trong sữa Nan có chứa hệ vi khuẩn probiotics Bifidobacteria – đây là một loại khuẩn sống probiotic có trong sữa mẹ giúp bé duy trì một hệ vi sinh khỏe mạnh cho đường ruột, từ đó hấp thu và tiêu hóa dinh dưỡng tốt nhất, phòng ngừa được tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, kém hấp thụ chất dinh dưỡng. Các dưỡng chất không thể không kể tới trong sữa Nan là các loại vitamin (A, B, C, D, K, E), các vi chất như (canxi, sắt, natri, optipro protein…), DHA, ARA,… giúp trẻ bổ sung cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng, hấp thu hiệu quả và không gây táo bón, giúp trẻ phát triển về thể chất cũng như trí não. Những trẻ sơ sinh, sức đề kháng và hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên chưa thể chống chọi hoàn toàn sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy, bổ sung sữa Nan là giải pháp tối ưu bởi giúp cung cấp các khoáng chất, vi khuẩn có lợi giúp bổ sung kháng thể, và giàu vitamin, giúp hệ miễn dịch của trẻ được đẩy mạnh hơn. 4. Sữa Morinaga Nhật Bản Sữa Morinaga là một trong những dòng sữa nổi tiếng là sữa rau mát cho trẻ sơ sinh được ưa chuộng nhất hiện nay tại Việt Nam. Đây là dòng sản phẩm sữa Nhật mang đến cho trẻ hệ tiêu hóa tối ưu, hệ miễn dịch tốt cũng như khả năng phát triển trí não tốt nhất. Sở dĩ Sữa Morinaga được đánh giá là dòng sữa mát bởi: Sữa Morinaga là dòng sữa công thức đầu tiên trên thế giới bổ sung đạm Lactoferrin – chiếm 25% trong sữa non giúp tăng sức đề kháng, hình thành và phát triển hệ miễn dịch tốt nhất cho trẻ. Ngoài ra, trong sữa có hàm lượng chất xơ cao do đó không gây táo bón cho trẻ. Dòng sữa này rất phù hợp với những bé cơ địa nóng bởi vì có sữa có chứa công thức 2 loại đường Lactulose và Raffinose giúp nuôi dưỡng và bảo vệ các lợi khuẩn đường ruột, nhờ đó bé đi phân mềm, xốp y như khi bú mẹ. Thành phần dầu thực vật có trong sữa giúp tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu của bé luôn đạt tối đa. Nhờ đó hệ tiêu hóa của bé trở lên tốt hơn. Bên cạnh đó, trong sữa Morinaga Nhật còn có chứa các loại vitamin và khoáng chất như sắt, canxi, magie, natri, kali, DHA… cung cấp cho trẻ đầy đủ dưỡng chất và phát triển đúng chuẩn về mọi mặt… Các dưỡng chất như vitamin, khoáng chất, dưỡng chất… đều là chất dễ hòa tan với kích thước phân tử nhỏ, giúp việc tiêu hóa, hấp thu và hòa tan dễ dàng nhất. Bổ sung 5 loại Nucleotide (có trong sữa mẹ) giúp tạo kháng thể tăng cường sức đề kháng. Tất cả những ưu điểm về thành phần sữa Morinaga như trên giúp bé không lo bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng hay biếng ăn khi sử dụng sữa. 5. Sữa Frisolac Gold Sữa bột Frisolac Gold -1 là sản phẩm của một trong những thương hiệu sữa hàng đầu tại Hà Lan. Sữa bột Frisolac Gold 1 đã kết hợp tối ưu giữa Synbiotics (Probiotics BB-12® & L.casei 431® và Prebiotics GOS & FOS) giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa. Probiotics có trong sữa bột Frisolac Gold -1 giúp cho một số vi sinh vật có ích như lacto-và bifidobacteria sống trong ruột của trẻ phát triển bền vững, cải thiện hệ tiêu hóa, chống nhiễm trùng đường ruột và các bệnh dị ứng, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Nucleotides đóng vai trò quan trọng trong, tham gia vào sự trao đổi chất và cung cấp năng lượng cho tế bào, phục vụ như xây dựng khối cho DNA và RNA, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của trẻ… Giúp trẻ trẻ phát triển tốt và tăng cân đều, đường ruột khỏe mạnh. Ngoài ra, trong sữa Frisolac Gold – 1 còn có các thành phần dinh dưỡng như: Bột sữa, Lactose, Bột Galacto – oligosaccharides (Gos), Bột Whey giàu đạm, Khoáng chất ( Sắt sunphat, Kẽm sunphat, Đồng sunphat, Mangan sunphat, Kali iodua, Natri selenit), Dầu cá, Dicanxi photphat, Nucleotides, Vitamin , Cholin bitartrat. Trong đó, đạm whey có giá trị dinh dưỡng rất cao nên cung cấp cho bé nhiều năng lượng hơn. Đồng thời đây là nền tảng tốt để bé có cân nặng tốt hơn và tăng cân đều đặn hơn, bắt kịp tốc độ phát triển “chuẩn” cho lứa tuổi của mình. 6. Sữa Physiolac Pháp Sữa bột Physiolac là thương hiệu dinh dưỡng cao cấp hàng đầu của Pháp – Gilbert Laboratories.  Đây là một trong số ít các loại sữa có công thức gần giống sữa mẹ, giúp tăng cường hệ tiêu hóa của trẻ, tránh táo bón, khó tiêu mà vẫn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn sơ sinh của trẻ. Sữa Physiolac được bổ sung thêm Fibrea+ (các chất xơ FOS và GOS) với tỉ lệ tương đương với chất trong sữa mẹ, giúp hệ tiêu hóa của trẻ được phát triển khỏe mạnh. Trong sữa Physiolac, tỉ lệ đường lactose không quá cao so với sữa mẹ cũng như tỉ lệ đường maltodextrin: 26% và siro glucose: 9% phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ giúp trẻ không đầy bụng, khó tiêu. Tỉ lệ chất đạm trong sữa gần giống như sữa mẹ giúp trẻ dễ hấp thu, tránh rối loạn tiêu hóa như táo bón. Ngoài ra, thành phần Inositol là axit hữu cơ trong sữa Physiolac còn giúp trẻ bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như DHA, EPA. ARA  giúp trẻ phát triển trí não và thị lực. 7. Sữa Meiji Nhật Bản Sữa Meiji là sản phẩm sữa cao cấp dành cho trẻ sơ sinh được sản xuất bởi nhãn hiệu nổi tiếng Meiji, Nhật Bản. Sữa Meiji số 0 với thành phần 100% tự nhiên, hương vị thơm ngon như sữa mẹ, bổ sung thành phần dinh dưỡng chất cần thiết nhất cho sự phát triển của bé ở độ tuổi 0-1 tuổi. Trong sữa Meiji bao gồm fructooligosaccharides, nucleotides và taurine, giúp tăng cường hệ miễn dịch và gia tăng hình thành các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa, giúp bé ăn ngon, hấp thu dinh dưỡng tốt, phòng ngừa các bệnh về hệ tiêu hóa. Fructooligosaccharides (FOS) trong sữa giúp bảo vệ các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp bé tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Sữa Meiji có mùi thơm, vị nhạt gần giống với sữa mẹ, sữa không có quá nhiều thành phần chất tạo hương vị hay các chất làm ngọt giúp bé dễ uống, dễ thích nghi, không bị táo bón khi sử dụng, không bị nóng trong, đi ị dễ dàng, đều đặn hơn. Sữa Meiji với tiêu chí dinh dưỡng là việc tập trung vào các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của bé đồng thời sử dụng nguyên liệu là các thành phần hoàn toàn tự nhiên rất tốt đối với hệ tiêu hóa yếu ớt của bé. Chính vì vậy, đây là một lựa chọn hoàn hảo cho việc kết hợp giữa việc uống sữa mẹ và sữa công thức sẽ giúp bé hấp thu dinh dưỡng một cách tối ưu nhất, giúp bé dễ dàng tiêu hóa hơn. Ngoài ra, trong sữa Meiji còn chứa sắt, canxi, các loại vitamin, DHA, omega giúp bé chống còi xương, phát triển thị lực, tăng trưởng trí não, thông minh và cao lớn. 8. Sữa Aptamil Sữa Aptamil được sản xuất bởi tập đoàn Danone – đây tập đoàn dinh dưỡng số 1 Châu Âu về thị trường sữa công thức dành cho trẻ em. Hiện sữa Aptamil đang được rất nhiều mẹ ưa chuộng bởi sữa có vị nhạt, hương thơm ngậy, dễ uống và đặc biệt, nó có đặc tính giống sữa mẹ hoàn toàn phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của con. Sản phẩm không chỉ hỗ trợ tốt quá trình tiêu hóa mà còn giúp nâng cao hệ miễn dịch, phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Sữa Aplamil có những điểm đặc biệt: Trong sữa Aptamil có chứa men vi sinh Nucleotides giúp hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh, hạn chế tình trạng táo bón. Sữa Aptamil có Probiotic và Prebiotics giúp tăng lợi khuẩn đường ruột giúp bảo vệ cơ thể bé chống lại những vi khuẩn gây bệnh. Ngoài tính mát, sữa Aptamil còn chứa 13 loại vitamin nhóm A, C, D giúp bé phát triển toàn diện trí não, thị giác, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể bé khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Qua nhiều đánh giá, dòng sữa này đặc biệt thích hợp với các bé đang gặp các vấn đề về táo bón, tiêu hóa kém. 9. Sữa Glico của Nhật Sữa Glico là thương hiệu sản phẩm dinh dưỡng trẻ em thuộc Ezaki Glico. Đây là dòng sữa nổi tiếng của Nhật được đánh giá là giàu dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết nhất cho sự phát triển toàn diện của bé. Sữa Gilco có vị thơm mát, thành phần sữa tương đương sữa mẹ mang lại hệ dưỡng chất tối ưu nhất cho bé tăng cân. Sữa bột Glico được sản xuất theo quy trình sản xuất hiện đại, sử dụng hoàn toàn đường Lactose và các nguyên liệu chính được lựa chọn từ các chế phẩm và chất béo thực phẩm, các thành phần gần giống sữa tự nhiên. Vi khuẩn Bifidus tạo môi trường có nồng độ axit trong đường ruột giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn không có lợi hoặc gây bệnh cho cơ thể. Sữa Glico dành cho trẻ sơ sinh có chứa thành phần đường Oligo Galacto giúp tăng lượng vi khuẩn Bifidus hỗ trợ tốt hệ tiêu hóa, không gây táo bón cho bé khi sử dụng. Ngoài ra, trong sữa Glico còn chứa 5 loại Nucleotide thiết yếu có trong sữa tự nhiên: Uridylic acid, acid inosinic, guanylic acid, cytidylic acid, adenylic acid đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch và sự phát triển của bé. Hàm lượng DHA và các acid Alpha-linolenic có trong sữa giúp bé phát triển trí não và thị lực. Glico là một trong những loại sữa không gây táo bón cho trẻ sơ sinh, vị ngọt nhạt, mát mang lại hệ dưỡng chất tối ưu cho bé, chất xơ hòa tan trong sữa giúp bé tiêu hóa dễ hơn, phân đi mềm hơn. 10. Sữa Celia Sữa Celia là một sản phẩm của tập đoàn Lactalis – tập doàn dinh dưỡng hàng đầu với kinh nghiệm lâu đời ở Pháp được đánh giá là loại sữa bột rất mát cho bé, ổn định hoạt động hệ tiêu hóa, phát triển chiều cao, trí não và gần giống với sữa mẹ nhất. Thành phần của Sữa Celia có chứa Probiotics Promatenum – đây là loại vi khuẩn rất có lợi cho đường ruột giúp cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, chống oxy hóa hiệu quả, giúp bé phòng tránh các bệnh về nhiễm trùng đường ruột, bệnh ngoài da. Ngoài ra, sữa Celia có thành phần đặc biệt, bổ sung đạm Prolacta công nghệ lọc tế bào tiên tiến nhất hiện nay, có tác dụng rất tốt trong việc khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, đạm Prolacta còn giúp giảm tải chức năng đào thải cho thận và giúp hỗ trợ trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt nhất. Sữa bột Celia còn cung cấp Nucleotides giúp bé có hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại tác nhân gây bệnh, nhờ đó bé khỏe mạnh, ít ốm vặt hơn. Không chỉ vậy, hàm lượng canxi trong sữa Celia bổ sung lên tới 1030mg/100g cao hơn so với hầu hết các loại sữa bột thông thường hiện nay. Nhờ vậy, sữa Celia Expert giúp hỗ trợ hệ xương và răng của trẻ chắc khỏe, đảm bảo cho trẻ phát triển chiều cao một cách tối đa. Mặt khác, sữa Celia còn bổ sung thêm nhiều hương vị thơm ngon, mùi vị hấp dẫn cho sữa khiến trẻ cảm thấy thích thú, giúp kích thích trẻ ăn ngon hơn, hấp thu tốt hơn. 11. Sữa Premium Digestive Sữa Premium Digestive là sữa dành cho trẻ táo bón có nguyên liệu nhập khẩu từ Newzealand và sản xuất theo công thức nổi tiếng của Singapore được viện dinh dưỡng chỉ định cho các trẻ nhẹ cân, hấp thụ kém, suy dinh dưỡng. Thành phần của sữa có chứa Whey Protein Hydrolate, giúp bé hấp thụ dinh dưỡng, hỗ trợ cho đường tiêu hóa của bé được ổn định và chuyển hóa tốt hơn. 5 enzyme tiêu hóa, bao gồm  protease, amylase, cellulase, lipase, lactase giúp cắt nhỏ, làm mềm thức ăn, từ đó hỗ trợ cho hệ đường ruột non yếu của trẻ hấp thụ dưỡng chất tốt nhất, cải thiện tình trạng phân sống, tiêu chảy hay táo bón cho trẻ. Sữa Premium Digestive giúp cung cấp L – Lysine HCI, vitamin nhóm B và khoáng chất như Kẽm, thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong cơ thể, giúp trẻ tăng cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng và cải thiện cân nặng. 12. Sữa Grand Noble Sữa Grand Noble thuộc thương hiệu Grand Noble của tập đoàn Lotte Foods đến từ Hàn Quốc được nhiều người đánh giá cao bởi sữa giúp bé phát triển toàn diện về chiều cao, cân nặng và trí tuệ, đặc biệt giúp cân bằng đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Sữa Grand Noble là dòng sữa nhạt, vị nhẹ nhàng thuần khiết tương đương như sữa mẹ Bổ sung vi khuẩn cộng sinh hoàn thiện hệ tiêu hoá Probiotic và Prebiotic (FOS and GOS) giúp bé hấp thụ tốt, cải thiện hệ vi sinh đường ruột cho bé hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nucleotide hỗ trợ phục hồi niêm mạc ruột, phòng tránh táo bón, tăng cường sức đề kháng chống lại những bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, bạch hầu, viêm màng não. Tỉ lệ protein hòa tan trong sữa (60:40) có tác dụng điều chỉnh mật độ các chất trong cơ thể dưới dạng nước, thẩm thấu giúp làm mềm phân và hạn chế tình trạng táo bón. 13.Vinamilk Optimum Gold – Sữa dễ uống, giúp bé hấp thu tốt Nhắc đến dòng sữa chống táo bón cho trẻ sơ sinh có xuất xứ nội địa, khá nhiều bố mẹ đánh giá cao sữa bột Vinamilk Optimum Gold. Sản phẩm này có ưu điểm về công thức sữa phù hợp với trẻ em Việt Nam và có giá thành phải chăng. Đặc điểm nổi bật: Thành phần đạm Whey giàu Alpha-lactalbumin dễ hấp thu hơn các loại đạm bình thường. Công thức bổ sung thêm sữa non Colostrum chứa một lượng lớn các kháng thể miễn dịch, hỗ trợ hoàn thiện hệ tiêu hóa của bé. HMO (2’-FL) là prebiotic có cấu trúc tương tự như thành phần có trong sữa mẹ giúp hình thành hệ vi khuẩn có lợi. Chất xơ hoà tan FOS giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. ☛ Đọc thêm: Táo bón nên ăn gì? Lời khuyên từ chuyên gia Những lưu ý khi trẻ sơ sinh sử dụng sữa công thức Ngoài việc chọn lựa cho trẻ những loại sữa không gây táo bón, mẹ cũng nên chú ý một số nguyên tắc dưới đây để trẻ có thể hấp thu đầy đủ dưỡng chất từ sữa và tránh rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hay táo bón nhé. Nên pha sữa theo tỉ lệ được khuyến cáo trên hộp sữa, không nên pha đặc hơn hay loãng hơn bởi nó gây táo bón và không đủ dinh dưỡng. Khi trẻ mới sử dụng sữa, có thể hệ tiêu hóa chưa thích nghi nên gây hiện tượng tiêu chảy hay táo bón. Mẹ cũng không nên đổi sữa ngay mà cần xen kẽ sữa cũ và sữa mới để làm quen. Trong thời gian đó, mẹ cũng tích cực massage và điều chỉnh lượng sữa, chế độ ăn cho phù hợp. Không nên đổi sữa liên tục cho bé bởi mỗi loại sữa sẽ bổ sung cho trẻ một loại lợi khuẩn riêng. Ngoài ra, dùng sữa trong một thời gian giúp xây dựng hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh. Đổi sữa liên tục làm hệ vi sinh chưa kịp hình thành đã mất đi, thay bằng chủng mới. Điều này không có lợi và con sẽ tiếp tục bị táo bón. Trên đây là những dòng sữa mát không gây táo bón cho trẻ sơ sinh các mẹ có thể tham khảo. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa của từng bé nên có bé tăng cân ít, có bé tăng cân nhiều. Do đó, mẹ hãy kiên định chọn sữa giúp con phát triển tốt, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch. Hy vọng, những thông tin về sữa hữu ích trên sẽ giúp các mẹ thêm kiến thức để lựa chọn sữa không gây táo bón cho bé sơ sinh, giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe và phát triển tốt. Chia sẻ12

Viêm đại tràng thể táo bón - Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Viêm đại tràng là bệnh lý điển hình ở đường tiêu hóa có nhiều diễn biến phức tạp. Những triệu chứng đau bụng, táo bón khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vậy nguyên nhân và làm sao để cải thiện tình trạng viêm đại tràng thể táo bón? Mời các bạn tham khảo thông tin bài viết dưới đây. Mục lụcNguyên nhân gây viêm đại tràng táo bónDo thói quen ăn uống không lành mạnhLượng nước không cung cấp đủ cho cơ thểThói quen lười vận độngThói quen nhịn đi vệ sinhDấu hiệu của viêm đại tràng táo bónĐau bụngTáo bónPhân khô, cứngMệt mỏi, sút cânViêm đại tràng táo bón có gây nguy hiểm không?Điều trị viêm đại tràng táo bónĐiều trị bằng thuốc TâyÁp dụng bài thuốc dân gianLời khuyên từ chuyên giaCó chế độ ăn uống khoa họcChế độ sinh hoạt lành mạnhGiải pháp cho tình trạng táo bón khi mắc bệnh viêm đại tràng Nguyên nhân gây viêm đại tràng táo bón Nguyên nhân gây viêm đại tràng táo bón bởi những ổ viêm nhiễm khu trú hoặc lan rộng tại niêm mạc đại tràng. Khi đó, chức năng của đại tràng bị rối loạn, hệ thống hấp thu nước hoạt động nhiều khiến phân trở nên thô cứng, gây khó khăn cho việc đào thải ra ngoài, tồn ứ phân trong trực tràng, người bệnh phải dùng sức rặn mạnh đẩy phân ra ngoài. Do thói quen ăn uống không lành mạnh Thói quen ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân điển hình của viêm đại tràng thể táo bón. Ăn uống không đảm bảo vệ sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công đại tràng, khi đó vi khuẩn có lợi thiếu hụt dẫn loạn khuẩn, rối loạn tiêu hóa gây viêm đại tràng thể táo bón. Thường xuyên ăn những thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ, chiên rán, gia vị chua cay làm tăng nguy cơ táo bón. Những loại thực phẩm này giàu chất béo, ít chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa, giảm lượng chất xơ cần tiêu thụ mỗi ngày, gây giảm hàm lượng nước trong phân, gây khô khiến cho việc đẩy phân ra khỏi cơ thể trở nên khó khăn hơn. Lượng nước không cung cấp đủ cho cơ thể Nước là một phần không thể thiếu của cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Cơ thể cần cung cấp đủ nước để hệ tiêu hóa được hoạt động trơn tru, khỏe mạnh . Khi cơ thể không cung cấp đủ nước có thể gây ra tình trạng táo bón bởi thức ăn cơ thể  đi từ dạ dày đến ruột, nếu cơ thể không có đủ nước, ruột già sẽ hút nước từ chất thải khiến phân trở nên cứng và khó thoát ra ngoài. Thói quen lười vận động Cơ thể ì trệ, lười hoạt động cũng khiến hệ tiêu hóa không có sự co bóp nhịp nhàng, lượng phân trong ruột sẽ bị dồn ứ, lượng nước trong phân ít cũng trở nên rắn hơn, đường ruột bị khô. Cùng với đó, nhu động ruột hoạt động kém, khó khăn trong việc tống phân ra ngoài gây táo bón Thói quen nhịn đi vệ sinh Thói quen nhịn đi vệ sinh khiến các dây thần kinh trực tràng bị ảnh hưởng và phản ứng kém đi. Từ đó, não bộ không thể phân biệt được thời điểm nào ruột cần đào thải phân ra ngoài. Lúc đo, các cơ hậu môn co thắt, phân bị giữ lại trong trực tràng, áp lực ổ bụng sẽ bị tăng cao, phân tích tụ càng nhiều do chất thải không ngừng đưa xuống. Bên trong đại tràng thường xuyên rút bớt nước từ chất thải ở đường tiêu hóa, chính vì vậy, phân càng ở lâu trong trực tràng càng trở lên khô cứng và khó ra ngoài gây hiện tượng táo bón. Tình trạng táo bón lâu ngày sẽ dẫn đến bị bệnh trĩ. Thói quen nhịn đi vệ sinh dễ gây táo bón. Dấu hiệu của viêm đại tràng táo bón Các triệu chứng của viêm đại tràng táo bón dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Tuy nhiên, để nhận biết viêm đại tràng thể táo bón, bạn có thể xem xét những triệu chứng sau: Đau bụng Đau bụng là dấu hiệu cơ bản nhất ở bệnh viêm đại tràng. Cơn đau có thể âm ỉ, đau quặn hoặc kèm theo những cơn đau co thắt nhẹ. Cơn đau có thể tăng dần khi người bệnh ăn những loại thực phẩm chiên, xào, đồ ăn tái, chưa nấu chín kĩ… Đau âm ỉ ở vùng bụng, đôi khi kèm theo những cơ co thắt nhẹ. Cơn đau có thể lan xuống cả vùng xương chậu. ☛ Đọc thêm: Hỏi đáp: Đau quặn bụng khi đói nguyên nhân do đâu? Táo bón Với những người viêm đại tràng thường đi ngoài rất nhiều, đau bụng là có cảm giác muốn đi ngoài. Tuy nhiên, với viêm đại tràng thể táo bón, người bệnh đi đại tiện ít hơn so với bình thường, khoảng dưới 3 lần/ tuần. Số lượng phân ngày càng ít đi. Vừa đi đại tiện xong lại muốn đi tiếp bởi phân ứ đọng trong ruột không được đẩy hết ra ngoài, phân không thể hình thành khuôn nên gây hiện tượng đi không hết phân. Phân khô, cứng Phân ở bệnh viêm đại tràng táo bón thường khô, cứng, vón, rắn, đóng thành cục nhỏ như phân dê Đôi khi phân có thể dính máu hoặc màu đậm Người bệnh đi đại tiện xong thường đau rát hậu môn Mệt mỏi, sút cân Người bệnh viêm đại tràng táo bón có thể giảm cân nhanh chóng bởi chứng táo bón khiến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của người viêm đại tràng kém hơn bình thường. Triệu chứng đi ngoài khó khăn, đau rát khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi, sợ đi đại tiện nên ăn không ngon miệng, tinh thần suy giảm, người gầy gò, uể oải. Viêm đại tràng táo bón có gây nguy hiểm không? Triệu chứng viêm đại tràng táo bón để lâu không được điều trị gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và tâm lý người bệnh khiến người bệnh mệt mỏi, ăn uống không ngon. Ngoài ra, bệnh dễ gây biến chứng nếu không được xử lý kịp thời. Dưới đây là một số biến chứng bạn cần chú ý: Thủng đại tràng Thói quen sử dụng kháng sinh khi điều trị viêm đại tràng táo bón khiến cho lớp lông nhung trong niêm mạc ruột rụng hết, các lợi khuẩn bị tiêu diệt gây rối loạn khuẩn trong đường ruột. Lúc này, lợi khuẩn trong đường ruột không đủ để ngăn chặn hại khuẩn cũng như sản sinh ra enzyme, vitamin khiến các vết viêm loét trong đại tràng ngày một trầm trọng hơn, lâu ngày dẫn tới thủng đại tràng. Nguy cơ mắc bệnh trĩ Hiện tượng viêm đại tràng có dấu hiệu táo bón kéo dài gây áp lực lên các tĩnh mạch ở niêm mạc trực tràng. Ngoài ra, hiện tượng táo bón còn gây cản trở lưu thông máu, máu đọng lại ở tĩnh mạch, hậu môn và trực tràng phình giãn quá mức hình thành lên các búi trĩ, trong đó có cả trĩ nội, trĩ ngoại. ☛ Xem chi tiết: Táo bón bao lâu thì bị trĩ? Đại tràng chảy máu ồ ạt Niêm mạc đại tràng bị tổn thương nghiêm trọng, người bệnh không có chế độ ăn kiêng khem, khoa học như uống bia, rượu, ăn những thực phẩm gây kích thích dễ gây chảy máu đại tràng. Đây cũng chính là biến chứng khá nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Nứt kẽ hậu môn Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng niêm mạc hậu môn có vết rách, dấu hiệu này thường xảy ra sau khi bạn cố rặn phân cứng trong thời gian dài. Đây là một trong những bệnh lý khiến người bệnh đau rát và chảy máu sau khi đi đại tiện. Điều trị viêm đại tràng táo bón Điều trị bằng thuốc Tây Điều trị viêm đại tràng táo bón bằng thuốc Tây y được nhiều người sử dụng bởi phương pháp này giúp giảm nhanh triệu chứng. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày, thận, gan… Chính vì vậy, khi sử dụng, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một số loại thuốc kháng sinh bạn có thể tham khảo: Thuốc nhuận tràng tạo khối: Giúp điều trị táo bón mãn tính và tăng hấp thụ nước, làm mềm phân để dễ dàng thải ra ngoài. Bisacodyl, Cascara, Cellulose (methylcellulose), Agar-agar, Hemicellulose, Gomme sterculia Thuốc nhuận tràng thẩm thấu:  Giúp giữ nước trong ruột, kích thích đẩy ra ngoài làm quá trình đại tiện diễn ra dễ dàng hơn. Forlax, Sorbitol, Lactitol,… Thuốc nhuận tràng kích thích: Làm tăng tốc độ chuyển động của cơ trơn tại nhu động ruột, giảm sự hấp thu chất lỏng trong ruột làm tăng lượng nước trong phân khiến phân mềm và dễ đi hơn. Dulcolax, Senoko, Bisacodyl, Nhóm anthraquinon Thuốc Corticosteroid: Thuốc kháng viêm corticoid được dùng để giảm viêm, kháng khuẩn. Tuy nhiên, nó có thể gây tác dụng phụ, vì vậy bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.  Prednison, Budesonide. Áp dụng bài thuốc dân gian 1. Sử dụng rau diếp cá Theo y học cổ truyền, rau diếp cá có vị hơi chua, mùi tanh và có tính mát có tác dụng sát trùng, lợi tiểu, giải nhiệt hỗ trợ và tăng cường hiệu quả điều trị viêm đại tràng. Cụ thể: Giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, ngăn ngừa chứng táo bón. Kháng khuẩn, tiêu diệt kí sinh trùng. Giàu vitamin và các khoáng chất như A, B, sắt, tăng sức đề kháng, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Một số cách sử dụng rau diếp cá: 10g diếp cá khô cho vào ấm và hãm với nước sôi trong khoảng 20 phút, chắt lấy nước uống liên tục trong 10 ngày các triệu chứng viêm đại tràng giảm rõ rệt. 1 nắm lá diếp cá tươi rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút rồi vớt để ráo nước cho vào máy xay cùng 30ml nước, lọc lấy nước uống. 1 nắm lá diếp cá tươi rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút, vớt ra để ráo nước và ăn kèm trong các bữa ăn hằng ngày. 2. Dùng rau mồng tơi Theo Đông y, rau mồng tơi có khả năng sinh nhiệt thấp giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, và nhuận tràng… Lượng chất xơ và chất nhầy trong mồng tơi giúp làm mềm phân, dễ đẩy phân ra ngoài ở dạng khuôn, mềm không nhớt và không khô cứng… Chính vì vậy, mồng tơi giúp giảm khó chịu, đau bụng, phòng ngừa bệnh trĩ và táo bón rất hiệu quả. Bạn có thể sử dụng mồng tơi theo cách sau: Cách 1: Nước mồng tơi 1 nắm rau mồng tơi đem rửa sạch, xay nhuyễn, chắt lấy nước cốt, Cho thêm chút nước lọc cho vào nồi đun sôi. Để nguội uống 2 lần/ ngày. Cách 2: Canh mồng tơi nấu tôm Lá và thân mồng tơi đem rửa sạch, thái nhỏ. Bóc bỏ vỏ tôm, rửa sạch, giã nát hoặc băm nhỏ đem xào sơ qua cho ngấm gia vị. Đổ nước vào đun sủi, cho rau mồng tơi đun sôi và tắt bếp, nêm gia vị vừa miệng. Cách 3: Rau mồng tơi xào tỏi Chọn mồng tơi ngọn dài, ít lá, và rửa sạch. Bóc tỏi, đập dập phi thơm sau đó cho mồng tơi vào đảo đều, nêm gia vị cho vừa miệng, xào chín thì tắt bếp. 3. Sử dụng mè đen và mật ong Theo Đông y, mè đen có tính bình, vị ngọt giúp bồi bổ thận, ích tinh, lợi huyết, nhuận tràng, mạnh gân cốt…Ngoài ra, mè đen còn giàu chất xơ, omega 3, magie và axit phytic giúp chống oxy hóa, kháng viêm, thúc đẩy tiêu hóa, cải thiện táo bón, khó tiêu khi bị viêm đại tràng. Cách sử dụng mè đen như sau: Chuẩn bị 300 – 500g mè đen đem sao vàng thơm và để nguội, trữ trong lọ thủy tinh có nắp đậy. Mỗi ngày lấy 1 thìa cà phê mè đem trộn cùng 1/4 thìa cà phê mật ong, nhai nuốt. Nên ăn đều đặn 2-3 lần/ ngày. Ăn đến khi thấy triệu chứng giảm 4. Sử dụng trà bồ công anh Nghiên cứu chỉ ra, bồ công anh, nhất là rễ rất giàu chất xơ Inulin giảm táo bón và tăng cường nhu động ruột hiệu quả. Chính vì vậy, sử dụng bồ công anh hằng ngày giúp giảm táo bón, cải thiện chướng bụng, đầy hơi mà viêm đại tràng táo bón gây ra. Cách chế biến trà bồ công anh như sau: 15gr bồ công anh tươi rửa sạch, Cho vào nồi đun cùng 1 lít nước, Đun sôi rồi vặn lửa nhỏ liu riu đến khi cạn còn 400ml thì tắt bếp, Chắt lấy nước chia làm 2 phần uống trong ngày. 5. Nghệ và mật ong Nghiên cứu đã chứng minh, trong nghệ chứa hoạt chất curcumin và beta-carotene có tác dụng chống oxy hóa, phục hồi niêm mạc đại tràng, ức chế vi khuẩn và điều hòa hoạt động co thắt của đường ruột. Vì vậy, nghệ giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa do viêm đại tràng gây ra, hỗ trợ phục hồi các vết viêm loét, tăng cường lợi khuẩn và điều hòa hoạt động co bóp đường ruột. Để giảm đau bụng, chống viêm và giảm táo bón do viêm đại tràng gây ra, bạn có thể sử dụng mật ong và nghệ theo cách sau: Cách 1: Dùng nghệ tươi và mật ong: 1 kg nghệ tươi đem rửa sạch, thái lát thành từng lát mỏng, cho vào bình thủy tinh Đổ mật ong vào bình cho ngập nghệ Đậy kín và ngâm khoảng 2 tuần Mỗi lần dùng 1 thìa mật ong ăn kèm nghệ ngâm, ngày dùng 2 lần trước bữa ăn 30 phút. Cách 2: Dùng tinh bột nghệ và mật ong 2 thìa tinh bột và 1 thìa mật ong pha cùng 300ml nước ấm Khuấy đều uống từng ngụm nhỏ trước ăn 30 phút, ngày uống 2 – 3 lần. ☛ Tham khảo thêm tại: Tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón? Lời khuyên từ chuyên gia Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, các chuyên gia khuyên rằng, chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị bệnh. Vì vậy, muốn cải thiện triệu chứng viêm đại tràng táo bón, người bệnh cần chú ý: Có chế độ ăn uống khoa học Chất xơ là một trong những phần không thể thiếu đối với người mắc viêm đại tràng táo bón. Thiếu chất xơ có thể khiến cho tình trạng viêm đại tràng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn bởi chất xơ giúp hình thành khối phân, cải thiện hệ tiêu hóa. Người bệnh có thể bổ sung chất xơ bằng cách ăn nhiều rau xanh như rau cải, rau ngót, rau mồng tơi, cải bó xôi, các loại trái cây như chuối, táo mận, mãng cầu Ăn khoai lang, cà rốt, ngũ cốc nguyên cám như lúa mì, yến mạch… Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày giúp giảm áp lực lên đại tràng. Nên hạn chế ăn những thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh. Không nên uống bia, rượu, cà phê Nên bổ sung đủ 2 – 2,5 lít  nước mỗi ngày giúp thích hoạt động nhu ruột, phân được đầy ra dễ dàng hơn. Chế độ sinh hoạt lành mạnh Người bệnh nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, ăn uống đúng giờ. Không nên thức đêm, nên ngủ trước 11 giờ và ngủ đủ 6 – 8 tiếng/ ngày. Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng thần kinh. Tăng cường vận động, thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn bằng một số bài tập như đi bộ, yoga… Tập thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ giúp việc đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn và phòng tránh các bệnh đường tiêu hóa. ☛ Tham khảo thêm tại: Chia sẻ chế độ ăn khoa học cho người bị viêm đại tràng Giải pháp cho tình trạng táo bón khi mắc bệnh viêm đại tràng Để cải thiện chứng táo bón do hội chứng ruột kích thích hoặc viêm đại tràng, người bệnh nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm kích thích gây co thắt đại tràng. Trong đó, Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng. Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ): Có thành phần từ các thảo dược tự nhiên an toàn bao gồm: Hoàng bá, bạch thược, bạch truật, bạch phục linh kết hợp với ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng. Không những thế, Tràng Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng (Tìm hiểu bản nghiên cứu đầy đủ được đăng tải vào tháng 4 năm 2017 tại: www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28406734) Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng: Người có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại tràng cấp và mãn tính Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY. Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn gì, hãy  gọi đến tổng đài miễn cước 18001506 để được tư vấn miễn phí nhé. Chia sẻ11

Bài viết nổi bật

Banner-T1-2024-720x720.jpg

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...