Trẻ bị tiêu chảy và sốt do đâu? Cha mẹ cần làm gì?

Do sức đề kháng yếu nên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị sốt hay tiêu chảy. Đôi khi có trường hợp xảy ra cả hai triệu chứng trên cùng lúc khiến cha mẹ không khỏi lo lắng. Vậy nguyên nhân do đâu khiến bé gặp phải tình trạng này và hướng xử lý đúng cách khi gặp phải hiện tượng trên. Mời bạn đọc cùng theo dõi những thông tin sau đây.

Vì sao trẻ bị sốt và tiêu chảy cùng lúc?

Với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh khi bị tiêu chảy thông thường sẽ không bị sốt. Đối với những trường hợp nhiễm virus hoặc viêm trong cơ thể sẽ dẫn tới sốt. Tiêu chảy thông thường, cha mẹ chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày, chăm sóc đúng cách là sức khỏe của bé sẽ dần hồi phục.

Đối với sốt và tiêu chảy cùng lúc, để xử trí hợp lý cần tìm ra nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

Nhiễm virus rota: Tiêu chảy do rotavirrus là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em bị sốt kèm tiêu chảy. Theo thống kê, có tới hơn 90% trẻ dưới 3 tuổi từng hơn 1 lần bị nhiễm loại virus này. Và chiếm tới 55% nguyên nhân nhập viện ca tiêu chảy nặng. Rotavirus tồn tại trong môi trường tự nhiên nên trẻ có thể bị nhiễm bất cứ lúc nào. Chúng phát triển mạnh khi thời tiết nồm ẩm, do đó cha mẹ cần chú ý giữ vệ sinh cho bé tránh bị lây nhiễm.

Mắc virus cảm lạnh siêu vi: Khi bé bị virus xâm nhập, ngoài sốt và tiêu chảy có thể có một số triệu chứng khác kèm theo như nhức đầu, chóng mặt, tay chân yếu, ho và một số triệu chứng khác.

Do mắc bệnh lý đường tiêu hóa: Một số bệnh lý về đường tiêu hóa như tắc ruột, lồng ruột, viêm ruột thừa, viêm đại tràng,… Nếu bị bệnh đường ruột, bé xuất hiện nôn trớ kèm theo. Tuổi còn nhỏ nên chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiện, nếu ăn uống không đúng cách, ăn thực phẩm ôi thiu dạ dày sẽ có phản ứng đào thải theo bản năng. Cơ dạ dày co bóp đẩy các chất trong cơ thể ra ngoài khiến bé bị nôn trớ. Cơ thể kích hoạt cơ chế kháng virus khiến thân nhiệt của bé tăng cao và gây sốt.

Nguyên nhân khác: Trẻ có thể bị tiêu chảy và sốt do tác dụng phụ khi sử dụng nhiều kháng sinh, gặp vấn đề dung nạp lactose, trẻ bị dị ứng hay ngộ độc thức ăn, mọc răng, tiêm phòng…

☛ Tham khảo thêm: Hỏi đáp: Con em bị chướng bụng tiêu chảy làm sao để hết?

Nhận biết trẻ bị sốt đi ngoài

Khi gặp vấn đề về đại tiện, trẻ gặp một số dấu hiệu như sau:

  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn.
  • Đi ngoài phân lỏng, có màu xanh hoặc vàng, có thể kèm chất nhầy, mủ, máu hoặc thức ăn không tiêu hóa.
  • Buồn nôn, nôn trớ.
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao, đôi khi sốt co giật.
  • Đau bụng dữ dội, quấy khóc.
  • Mót rặn.
  • Có dấu hiệu mất nước như bứt rứt, vật vã. Nặng hơn là ngủ li bì, khó đánh thức, môi khô, mắt trũng, tiểu ít… Mất nước kéo dài rất nguy hiểm cho trẻ.

☛ Tham khảo thêm: Trẻ bị tiêu chảy ra máu là bệnh gì? Cha mẹ cần làm gì?

Bé bị tiêu chảy kèm sốt mẹ cần phải làm gì?

Khi bé yêu gặp phải tình trạng này, cha mẹ không nên chủ quan mà thực hiện một số điều sau đây:

Hạ sốt

Cha mẹ hãy kiểm tra thân nhiệt của bé bằng cách đo nhiệt kế. Nếu bé sốt dưới 38,5 độ C bạn chưa cần phải cho bé uống thuốc hạ sốt mà thực hiện các biện pháp hạ sốt thủ công cho bé.

Lấy khăn mềm và sạch, nhúng vào nước ấm, vắt khô nước và lau cho bé tại các vùng da như nách, bẹn, trán, tay, chân… Mặc trang phục rộng rãi, thoải mái cho bé. Đồng thời cho bé uống nhiều nước và để con nghỉ ngơi. Các biện pháp hạ nhiệt kịp thời và hiệu quả ngăn ngừa tình trạng sốt cao, co giật gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C cần phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn. Cha mẹ thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của trẻ để nắm bắt được cơn sốt của trẻ đang tăng hay giảm. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy khi bé bị sốt và tiêu chảy. Bởi các thuốc này không có tác dụng kháng virus – nguyên nhân gây sốt, tiêu chảy. Mặt khác, sức đề kháng của trẻ còn yếu nên sử dụng thuốc này có thể gây ra biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.

Thay đổi chế độ ăn uống

Cha mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Dinh dưỡng đóng vao trò quan trọng trong việc điều trị tiêu chảy cho bé. Rất nhiều cha mẹ áp dụng cách nhịn ăn cho bé khi bé bị tiêu chảy kèm sốt. Tuy nhiên, đây là việc làm phản khoa học, cha mẹ cần lưu ý dùng biện pháp này. Thay vào đó, hãy đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé yêu bằng cách:

Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ: Nếu trẻ đang trong giai đoạn bú mẹ, hãy tiếp tục cho trẻ bú. Trong sữa mẹ có chứa kháng thể giúp bảo vệ đường tiêu hóa trước sự xâm nhập của vi khuẩn. Hãy cho bé bú bình thường và tăng cữ bú. Tuy nhiên, trước khi cho bé bú mẹ cần vệ sinh đầu ti thật sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn xâm nhập khiến bệnh nặng hơn.

Đối với trẻ giai đoạn ăn dặm, cần đảm bảo nguồn dinh dưỡng bằng cách:

  • Duy trì các bữa ăn, ưu tiên các món mềm, lỏng giúp dễ tiêu hóa. Hãy cố gắng cho con ăn để tránh thiếu chất, suy nhược cơ thể. Nên dùng thức ăn dễ tiêu cho bé như: cháo thịt nạc, thịt gà nấu với cà rốt, khoai tây
  •  Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất để đảm bảo sức khỏe của bé.
  • Không cho bé sử các thực phẩm giàu chất béo, đồ tanh, nước ngọt, sữa…
  • Tránh cho trẻ ăn những món có chứa lượng đường, muối cao làm tăng nồng độ thẩm thấu dễ gây tiêu chảy.

☛ Tham khảo thêm: Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy sao cho đúng?

Bù nước và điện giải

Tiêu chảy kèm sốt khiến cơ thể bé bị mất một lượng nước và điện giải đáng kể. Điều này khiến cơ thể be mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn. Với những trường mất nước nặng nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong. Cha mẹ cần bổ sung đủ nước và điện giải cho bé đúng cách:

  • Bổ sung nước cho bé bao gồm cả nước lọc, nước ép trái cây, nước ép rau củ, cháo loãng… để bù đắp lượng chất lỏng đã mất và các vitamin cần thiết.
  • Cho trẻ uống oresol để bù đắp điện giải, tham khảo tư vấn của bác sĩ về liều lượng và tỷ lệ sao cho phù hợp.

Ngoài ra, cha mẹ có thể dùng các loại nước sau cho bé theo công thức:

  • Nước đường muối: Pha theo tỷ lệ 1:8:1 với công thức 8 muỗng đường + 1 muỗng muối + 1 lít nước đun sôi để nguội.
  • Cháo loãng và muối: Nấu theo tỷ lệ 1:1:1, công thức như sau 1 nắm gạo + 1 muỗng muối + 1 lít nước.
  • Nước dừa muối: Pha theo tỷ lệ 1:1, 1 lít nước dừa pha với 1 muỗng muối.

Đảm bảo vệ sinh cho bé

  • Vi khuẩn dễ dàng sinh sôi trong thời tiết nóng ẩm, nên cần chú ý vệ sinh thực phẩm cho bé. Các loại rau củ quả cần ngâm rửa sạch sẽ, các dụng cụ chế biến cần được đun sôi, khử trùng bằng nước sôi hàng ngày.
  • Hướng dẫn bé vệ sinh tay sau khi đại tiểu tiện và trước khi ăn, không để bé cho tay lên miệng hoặc cho tay bốc thức ăn.
  • Vệ sinh thường xuyên không gian sống, không để bé vui chơi ở những nơi bụi bẩn, tránh xa khỏi những nguồn lây nhiễm như phân của trẻ mắc tiêu chảy, vi khuẩn, virus gây bệnh…
  • Xử lý chất thải của bé, giặt sạch ga trải giường, quần áo dính phân của bé.
  • Thức ăn của bé cần nấu chín kỹ, không cho trẻ ăn đồ ăn ôi thiu.

Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh cung cấp vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, làm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột từ đó giảm tiêu chảy, sốt. Hơn nữa, men vi sinh chứa probiotic giúp tăng hấp thu chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất giúp bé phục hồi sức khỏe tốt hơn.

Một số mẹo giảm tiêu chảy cho bé tại nhà

Nước gạo rang

  • Chuẩn bị 10g gạo sao vàng, lá ngải khô 15g và 10g đường đỏ.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào ấm rồi đổ ngập nước sôi mấy phút rồi nhấc xuống để hơi nguội và uống hết.
  • Ngày uống 1 lần, sau 2 ngày có kết quả tốt.

Lá mơ lông

  • Chuẩn bị lá mơ tía 100g rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 5 phút, vớt ra để ráo nước.
  • Rã lá mơ thật nhỏ rồi cho vào báp đập với 1 quả trứng gà, thêm chút muối cho dễ ăn sau đó trộn đều.
  • Lật đều 2 mặt cho trứng và rau mơ chín đều, lấy ra cho bé ăn ngày 2 lần.

Lá ổi

Lá ổi là giải pháp an toàn giúp trị tiêu chảy tại nhà. Lượng tanin có trong lá ổi có tác dụng làm săn niêm mạc, giảm bớt kích thích ruột đồng thời có tác dụng kháng khuẩn một cách tự nhiên. Các mẹ chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

  • Chuẩn bị 15 lá ổi non rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút.
  • Cho lá ổi vào nấu với 1,5 chén nước, đun sôi trong 30 phút và nêm một chút muối.
  • Lọc lấy nước cho bé uống.

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Nhiều cha mẹ cho rằng, tiêu chảy ở trẻ không có gì nguy hiểm, chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống. Thậm chí, nhiều phụ huynh còn tự ý mua thuốc người lớn điều trị cho con. Cha mẹ cần theo dõi tình trạng của trẻ, khi có các biểu hiện dưới đây cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tránh hậu quả đáng tiếc:

  • Trẻ khát nước nhiều.
  • Trẻ khóc ra ít nước mắt hoặc không ra nước mắt.
  • Đi ngoài quá nhiều lần, trong khoảng 6 tiếng trẻ có thể đi ngoài nhiều hơn 8 lần.
  • Nôn mửa và đau bụng dữ dội
  • Mệt mỏi, ngủ nhiều, lả dần đi, li bì, yếu ớt.
  • Sốt cao liên tục
  • Bệnh kéo dài 3 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
Trên đây là thông tin mà cha mẹ cần biết khi trẻ bị tiêu chảy và sốt. Chức năng tiêu hóa của bé còn yếu nên dễ gặp phải vấn đề trên. Cha mẹ hãy tích cực học hỏi các kiến thức cần thiết.
Cập nhật lúc: 19/04/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...