Viêm đại tràng

Đau bụng đi ngoài uống panadol được không?

Đau bụng đi ngoài là dấu hiệu của bệnh lý đường tiêu hoá nhiều người gặp phải, nó gây ảnh hưởng sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhiều người có thói quen dùng panadol để giảm đau bụng. Tuy nhiên, đau bụng kèm đi ngoài có thể uống được panadol không? Để giải đáp băn khoăn, thông tin dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi của bạn. Mục lụcPanadol là thuốc gì?Bị đau bụng đi ngoài uống panadol được không?Trường hợp đau bụng đi ngoài có thể uống panadolTrường hợp đau bụng đi ngoài không nên uống PanadolNên làm gì khi bị đau bụng đi ngoài?Bổ sung nước và chất điện giảiCó chế độ ăn uống hợp lýÁp dụng mẹo dân gian cải thiện đau bụng đi ngoàiDùng thuốc TâyTràng Phục Linh PLUS – Giảm đau bụng đi ngoài do viêm đại tràng Panadol là thuốc gì? Panadol là thuốc có chứa Paracetamol, đây là một chất giảm đau, hạ sốt. Panadol là một trong những loại thuốc không kê đơn được biết và sử dụng rộng rãi để giảm đau và hạ sốt. Loại thuốc này thường được sử dụng trong điều trị các triệu chứng như đau đầu, nhức mỏi, cảm cúm, cảm lạnh,… Ngoài ra, một số loại Panadol còn chứa caffeine nhằm hỗ trợ tác dụng giảm đau của paracetamol. Nhìn chung, thuốc panadol khá an toàn và ít khi gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Tuy nhiên, bác sĩ cũng khuyến cáo không nên lạm dụng thuốc, nên sử dụng đúng liều lượng in trên bao bì. Nếu sử dụng quá liều, chúng có thể dẫn đến những tác dụng phụ hoặc biến chứng. Bị đau bụng đi ngoài uống panadol được không? Chứng đau bụng đi ngoài do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, đau bụng đi ngoài sử dụng panadol được hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Có thể khi bị đau bụng đi ngoài dùng panadol giúp giải quyết nhanh cơn đau khó chịu. Nhưng một số trường hợp đau bụng đi ngoài dùng panadol có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau đây là những trường hợp bị đau bụng đi ngoài nên và không nên uống panadol: Trường hợp đau bụng đi ngoài có thể uống panadol Hầu hết đau bụng đi ngoài do rối loạn tiêu hóa bắt nguồn từ một số nguyên nhân: Do ăn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thức ăn ôi thiu… Do ăn những thực phẩm không hợp, dị ứng thực phẩm. Do ăn thức ăn có vi khuẩn, vi sinh vật xâm nhập gây kích ứng niêm mạc ruột. Nếu đau bụng đi ngoài do những nguyên nhân trên, người bệnh có thể sử dụng panadol để kiểm soát cơn đau, khó chịu. Tuy nhiên, việc sử dụng panadol chỉ giúp giảm đau tức thời chứ không thể tiêu diệt tận gốc nguyên nhân gây đau bụng và cầm tiêu chảy. Vì vậy, ngoài sử dụng panadol, người bệnh thêm tham khảo tư vấn bác sĩ để sử dụng thêm thuốc để kiểm soát tình trạng bệnh. Trường hợp đau bụng đi ngoài không nên uống Panadol Đau bụng đi ngoài có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý đường tiêu hóa như: viêm dạ dày ruột, viêm ruột thừa, tắc ruột, ung thư ruột, viêm đại tràng cấp tính… Những trường hợp này, người bệnh không nên sử dụng bất cứ thuốc giảm đau nào. Khi có nghi ngờ mắc một số bệnh trên, người bệnh nên nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. Trường hợp đau bụng đi ngoài bắt nguồn từ bệnh lý chỉ có tác dụng giảm đau trong thời gian ngắn. Khi thuốc hết tác dụng, các cơn đau sẽ bùng phát trở lại. Ngoài ra, lạm dụng thuốc panadol chữa đau bụng đi ngoài có thể gây phụ thuộc thuốc, ảnh hưởng đến gan, thận… Đau bụng đi ngoài liên quan đến một số bệnh lý cấp tính như viêm ruột thừa, lồng ruột không nên sử dụng panadol bởi sẽ làm mất cảm giác đau, bác sĩ sẽ không thể chẩn đoán và xác định vị trí tổn thương, gây khó khăn cho việc điều trị. Người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bên cạnh đó, một số trường hợp không nên dùng panadol để giảm đau như: Người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của panadol. Người uống quá nhiều rượu, có tiền sử nghiện rượu. Người mắc bệnh lý gan, thận. Nên làm gì khi bị đau bụng đi ngoài? Bổ sung nước và chất điện giải Đau bụng, tiêu chảy kéo dài dễ khiến người bệnh mất nước, mệt mỏi. Chính vì vậy, người bệnh cần bù nước và chất điện giải theo gợi ý sau: Mất nước mức độ nhẹ: Nếu mất nước ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể bổ sung nước tại nhà bằng cách: uống nhiều nước lọc, uống nước gạo, ăn cháo, canh hoặc uống dung dịch bù nước điện giải oresol theo hướng dẫn. Mất nước mức độ nặng: Nếu người bệnh có dấu hiệu mất nước mức độ nặng thì cần đến bệnh viện để bù nước qua đường tiêm truyền. Có chế độ ăn uống hợp lý Khi bị đau bụng đi ngoài, hệ tiêu hóa của bạn đang gặp trục trặc. Vì vậy, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý giúp đường ruột giảm áp lực, nhanh khỏe lại bằng cách: Ăn những món ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh hầm nhừ… Bổ sung rau củ quả, trái cây tươi. Tránh xa những món ăn tái, sống, nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, các món chế biến sẵn nhiều chất bảo quản. Ăn sữa chua giúp kích thích sản xuất lợi khuẩn trong đường ruột. Sữa chua còn giúp tạo axit lactic trong ruột giúp tiêu diệt hại khuẩn để chứng tiêu chảy nhanh chóng được cải thiện. Khi giảm triệu chứng đau bụng đi ngoài, người bệnh có thể bắt đầu ăn những thực phẩm giàu tinh bột như ngũ cốc, sắn, cơm trắng, khoai tây.. Áp dụng mẹo dân gian cải thiện đau bụng đi ngoài 1. Uống trà hoa cúc Trong hoa cúc có chứa chất tanin giúp cải thiện chứng đi ngoài. Ngoài ra, nó còn có đặc tính chống co thắt nên giảm đau bụng do đi ngoài gây ra. Vì vậy, uống trà hoa cúc là cách chữa đau bụng đi ngoài hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Cách thực hiện: Ngâm 1 thìa (5-6 bông) cúc khô trong cốc nước nóng khoảng 1 phút. Chắt lấy nước uống khi còn ấm. Có thể cho thêm 1 – 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất giúp tăng hương vị và tăng tính hiệu quả. 2. Dùng búp hoặc lá ổi non Trong lá ổi có chất tanin không chỉ có tác dụng giảm tiết dịch ruột, giúp niêm mạc ruột săn hơn mà còn giúp kháng khuẩn, giảm đau bụng đi ngoài. Nhờ vậy, lá ổi cải thiện đau bụng đi ngoài. Cách thực hiện: Dùng 1 nắm lá ổi, búp ổi non khoảng 7 – 9 lá rửa sạch, trộn với muối trắng. Nhai trực tiếp, nuốt hết phần nước và nhả bã. Mỗi ngày nhai khoảng 2 – 3 lần cho đến khi hết đau bụng đi ngoài. 3. Lá mơ lông Trong lá mơ lông có chứa protein, caroten, vitamin C, tinh dầu… giúp  giảm đau bụng, đầy bụng, đi ngoài, hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Cách thực hiện: Chuẩn bị: 30 – 50g lá mơ lông và 2 quả trứng gà. Lá mơ lông đem rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng và để ráo nước. Thái nhỏ lá lơ lông trộn cùng 2 lòng đỏ trứng gà thêm 1 chút muối gia vị. Đem hấp cách thủy hoặc cho vào áp chảo không dầu cho chín thơm lên ăn hằng ngày. 4. Hạt vừng đen Trong hạt vừng đen có chứa nhiều chất xơ, dưỡng chất giúp bôi trơn ruột, làm sạch đường ruột, kích thích hình thành dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn, giảm các triệu chứng đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy. Cách thực hiện: Vừng đen đem rang chín thơm. Dùng 1 muỗng vừng đen khoảng 15g trộn với 1/3 muỗng mật ong. Uống ngày 2 lần cho đến khi hết triệu chứng đau bụng đi ngoài. 5. Quả sung Quả sung chứa nhiều chất xơ hòa tan, prebiotic giúp cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn chặn tế bào ung thư một cách hiệu quả. Vì vậy, dùng quả sung chữa đau bụng đi ngoài được rất nhiều người sử dụng. Cách thực hiện: Chọn quả sung bánh tẻ đem rửa sạch, thái lát mỏng và phơi khô. Tán thành bột mịn, cho vào lọ thủy tinh bảo quản dùng dần. Mỗi lần dùng 8 – 10g bột sung pha với nước lọc, ngày uống 3 lần. Dùng thuốc Tây Bên cạnh việc sử dụng panadol để giảm đau bụng, người bệnh có thể sử dụng thuốc tây để giảm triệu chứng.Tùy theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc điều trị phù hợp. Với những trường hợp đau bụng đi ngoài do nguyên nhân ngoài bệnh lý, bác sĩ có thể tư vấn biện pháp khắc phục tại nhà. Việc điều trị y khoa cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây triệu chứng đau bụng, đi ngoài như: Do nhiễm trùng, vi khuẩn, ngộ độc thực phẩm sẽ dùng kháng sinh để chữa trị. Dùng thuốc dị ứng (khi cần thiết). Do yếu tố tâm lý có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm. Do ký sinh trùng có thể dùng thuốc chống ký sinh trùng. Bác sĩ còn chỉ định bổ sung nước và điện giải nhằm lập lại cân bằng sinh hóa cho hệ đường ruột. Song song với bổ sung nước và điện giải để cân bằng sinh hóa đường ruột, bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc như: Smecta, Anti – Diarrheal, Tetracyclin, Ciprofloxacin, Norfloxacin… Việc sử dụng thuốc Tây điều trị đau bụng đi ngoài có thể gây tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến gan, thận… Vì vậy, người bệnh nên thận trọng, nhất là với người già và trẻ em, chỉ nên sử dụng khi có chỉ định, kê đơn của bác sĩ, tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra. ☛ Tham khảo: Bị tiêu chảy cấp uống thuốc gì để mau khỏi bệnh Tràng Phục Linh PLUS – Giảm đau bụng đi ngoài do viêm đại tràng Nếu bạn thường xuyên đau bụng đi ngoài do các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bạn nên sử dụng sản phẩm chuyên biệt dành riêng cho các bệnh lý này: Tràng Phục Linh PLUS. Sản phẩm chứa các thành phần thảo dược như Bạch Thược, Hoàng Bá, Bạch Truật… cùng chế phẩm sinh học Immune Gamma và hoạt chất 5 – HTP. Nhờ vậy, Tràng Phục Linh PLUS đem lại các công dụng: Giảm co thắt đại tràng: Thành phần 5 – HTP có tác dụng giảm co thắt đại tràng, nhờ đó, giảm đau bụng và kiểm soát số lần đi ngoài. Phục hồi niêm mạc đại tràng: Thành phần ImmuneGamma giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích trong đường ruột, tăng sức đề kháng và tái tạo niêm mạc đại tràng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Kích thích tiêu hóa: Tràng Phục Linh PLUS giúp kích thích tiêu hóa, điều hòa nhu động đại tràng, khắc phục tình trạng đầy bụng, chướng hơi, đau bụng quặn bên dưới và đi ngoài phân sống. Người bệnh nên chia làm 2 lần uống với số lượng 4 – 6 viên mỗi người. Khi triệu chứng được cải thiện, có thể giảm còn 2 viên/ ngày. Đặc biệt, Tràng Phục Linh PLUS là một trong những sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín của Hoa Kỳ công nhân về hiệu quả cải thiện viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về bệnh, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn. Chia sẻ12

Đau bụng đi ngoài có nên uống nước gừng?

Gừng là loại gia vị quen thuộc trong các món ăn hằng ngày. Trong Đông y, gừng còn được coi là vị thuốc điều trị nhiều bệnh nhất là các bệnh về tiêu hóa, tiêu chảy. Nhiều người băn khoăn, đau bụng đi ngoài uống nước gừng có tốt không, cách dùng như thế nào? Các bạn có thể tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây. Mục lụcĐau bụng đi ngoài do đâu?Tác dụng của gừng với chứng đau bụng đi ngoài?Cách trị đau bụng đi ngoài bằng nước gừng1. Trà gừng2. Gừng và nước dừa3. Gừng và mật ong4. Gừng và quế5. Gừng và bạc hàMột số lưu ý khi chữa đau bụng đi ngoài bằng nước gừngTràng Phục Linh Plus hỗ trợ điều trị đau bụng tiêu chảy do bệnh đại tràng Đau bụng đi ngoài do đâu? Thông thường, 1 – 2 ngày chúng ta đi đại tiện một lần, phân thành khuôn, không lỏng nát hoặc hơi cứng. Nhưng khi có biểu hiện đau bụng đi ngoài, số lần đi đại tiện trong ngày tăng lên kèm theo thay đổi tính chất phân, đầy bụng, chướng hơi, buồn nôn… Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, sinh hoạt hằng ngày xáo trộn. Dưới đây là một số bệnh lý gây đau bụng đi ngoài: Rối loạn vi khuẩn đường ruột Nguyên nhân của rối loạn vi khuẩn đường ruột là mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột khiến tăng nhu động ruột, giảm hấp thu gây đau bụng, đi ngoài, đi phân lỏng nát, sống phân. Viêm đại tràng mãn tính Viêm đại tràng mãn tính là bệnh lý tiêu hóa thường gặp. Nó là tình trạng viêm đại tràng kéo dài dai dẳng, khó chữa trị dứt điểm, đây mức độ nghiêm trọng của viêm đại tràng. Người mắc viêm đại tràng mãn tính thường có biểu hiện đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn ở một địa điểm nhất định dọc theo khung đại tràng, đau bụng thường xuất hiện lúc sáng sớm hoặc sau khi ăn đồ sống, lạnh. Bên cạnh đó, người bệnh đi phân lỏng nhiều lần trong ngày, phân dính máu, nhầy, táo bón xen kẽ tiêu chảy. Bệnh viêm đại tràng mãn tính kéo dài khiến các vết viêm tổn thương ngày càng ăn sâu dẫn tới những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng tới tính mạng như: giãn đại tràng cấp tính, xuất huyết tiêu hóa, thủng đại tràng, ung thư đại tràng,… Vì vậy, khi nghi ngờ bị viêm đại tràng mạn tính, người bệnh nên đi khám để được điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Xem chi tiết: Thế nào là bệnh viêm đại tràng mãn tính? Viêm đại tràng co thắt Viêm đại tràng co thắt hay còn được gọi là hội chứng ruột kích thích, bệnh đại tràng cơ năng. Đây là một rối loạn tiêu hóa phổ biến liên quan đến tình trạng bất thường của co thắt ruột. Viêm đại tràng co thắt được đặc trưng bằng triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa (xen kẽ giữa tiêu chảy và táo bón), có chất nhầy trong hoặc trắng xuất hiện trong phân đi kèm mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn có triệu chứng chướng bụng đầy hơi, người mệt mỏi, xanh xao. Bệnh viêm đại tràng co thắt là bệnh mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần. Tuy bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Ngoài một số bệnh lý kể trên, đau bụng đi ngoài còn kèm theo một số triệu chứng: nôn, buồn nôn, đi ngoài ra máu, sốt… Đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý cấp tính như: tiêu chảy cấp, bệnh lỵ, xuất huyết dạ dày, polyp đại tràng, ung thư đại tràng, trĩ,… người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế để được khám và có phương pháp điều trị cụ thể. ☛ Xem thêm: Đau bụng đi ngoài nhiều lần là bệnh gì? Triệu chứng đau bụng đi ngoài diễn ra thường xuyên có thể do rất nhiều nguyên nhân. Vì vậy, khi thấy đau bụng đi ngoài dài ngày không đỡ, người bệnh nên đi khám để được xác định nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị cụ thể, tránh những biến chứng khó lường. Tác dụng của gừng với chứng đau bụng đi ngoài? Trong Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng tốt với các kinh phế, tỳ vị, thận và đại tràng, gừng giúp làm ấm và thông lạc. Vì vậy, gừng thường được sử dụng giúp hỗ trợ làm ấm dạ dày, giảm tình trạng đau bụng, co thắt dạ dày – ruột, nhờ đó tình trạng tiêu chảy sẽ được cải thiện đáng kể. Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra, gừng có chứa Gingerol và Shogaol có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Trong gừng có chứa Enzyme có khả năng kích thích, giải phóng dịch vị dạ dày để tiêu hóa thức ăn, giảm tình trạng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, giúp cải thiện vấn đề tiêu chảy một cách triệt để mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra gừng giúp làm giảm nhu động ruột, cho phép chất thải có thể di chuyển trong ống tiêu hóa với tốc độ bình thường giúp cung cấp các enzyme kích thích giải phóng dịch vị dạ dày cần thiết để tiêu hóa thức ăn tốt hơn, giảm tình trạng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu. Gừng giúp làm giảm lượng khí sinh ra do sự lên men của các vi khuẩn đường ruột, giải độc và tiêu diệt 1 số vi khuẩn gây tiêu chảy hoặc gây hại cho hệ thống tiêu hóa. Gừng là nguyên liệu tự nhiên rất lành tính giúp cải thiện chứng đau bụng đi ngoài hiệu quả mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, gừng chỉ giúp cải thiện triệu chứng chứ không điều trị nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, nếu tình trạng đau bụng đi ngoài kèm theo những triệu chứng bất thường khác như: ra máu, buồn nôn, đau bụng dữ dội thì bạn nên đi khám bởi nó có thể đó là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng. Cách trị đau bụng đi ngoài bằng nước gừng Dưới đây là một số cách trị đau bụng đi ngoài bằng gừng bạn có thể thực hiện: 1. Trà gừng Gừng có tính cay, nóng vị ấm nên được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa: khó tiêu, đầy hơi, đau bụng đi ngoài. Cách làm trà gừng như sau: Chuẩn bị: 1 – 2 củ gừng tươi. Cách thực hiện: Gừng tươi đem rửa sạch, cạo hết lớp vỏ bên ngoài, thái thành lát mỏng và đập dập. Cho gừng ra cốc và chế nước đun sôi, đậy nắp hãm khoảng 5 – 10 phút. Mỗi ngày nên uống 2 – 3 cốc đến khi hết đau bụng đi ngoài. Uống khi còn ấm, nếu muốn ngon hơn cho thêm 1 – 2 thìa cafe mật ong hoặc chút đường. Nên uống trà gừng đều đặn mỗi ngày không chỉ giúp ấm bụng, giảm đau bụng đi ngoài mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa. 2. Gừng và nước dừa Nước dừa chứa nhiều khoáng chất và vitamin rất tốt cho cơ thể. Với người đi ngoài, uống 2 – 3 cốc nước dừa mỗi ngày giúp giảm đi ngoài, bù lại nước và điện giải đã mất. Dùng hỗn hợp nước dừa và gừng giúp hạn chế tình đau bụng đi ngoài, cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ hồi phục cơ thể sau đợt đi ngoài dài ngày. Cách dùng nước dừa và gừng như sau: Chuẩn bị: 1 quả dừa tươi 1 – 2 củ gừng tươi Cách thực hiện: Bổ quả dừa, lấy nước. Gừng tươi rửa sạch, cạo hết lớp vỏ bao bên ngoài. Gừng thái thành lát mỏng, cho váy ép lấy nước cốt hoặc cho vào máy xay, đổ thêm chút nước xay nhuyễn, lọc lấy nước. Mang nước cốt đem hấp cách thủy. Lấy nước cốt gừng và nước dừa khuấy đều uống. Nên uống hỗn hợp nước gừng và dừa ngày 1 – 2 cốc. 3. Gừng và mật ong Mật ong có tác dụng làm giảm các kích thích ruột, chống viêm và kháng khuẩn do vậy ngăn chặn được các rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Kết hợp gừng mật ong trị đau bụng đi ngoài theo cách sau: Chuẩn bị: 1 – 2 củ gừng tươi, Mật ong nguyên chất. Cách thực hiện: Gừng đem rửa sạch, cạo hết phần vỏ quên ngoài. Cho vào máy ép lấy nước hoặc giã nát, lọc lấy nước. Cho 1 – 2 thìa mật ong vào khuấy đều tạo thành hỗn hợp, uống trực tiếp. Uống đều đặn vừa giúp giảm đau bụng đi ngoài, vừa cải thiện hệ tiêu hóa. Lưu ý: Tránh uống nước ngay sau khi uống hỗn hợp nước gừng mật ong, nên uống cách nhau khoảng 20 – 30 phút. 4. Gừng và quế Theo Đông y, quế có vị cay, tính ấm giúp làm ấm dạ dày, kích thích tiêu hóa và giảm tình trạng đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi khó tiêu. Gừng và quế kết hợp giúp giảm triệu chứng sôi bụng, giảm đau và giảm đi ngoài nhanh chóng. Chuẩn bị: 1 – 2 củ gừng tươi, 1 thìa bột quế hoặc quế miếng. Cách thực hiện: Gừng tươi  đem rửa sạch, cạo hết lớp vỏ bao bên ngoài. Thái gừng thành từng lát mỏng, cho vào máy ép để ép lấy nước cốt. Cho 1 thìa bột quế hoặc miếng quế vào nước ép gừng. Hấp cách thủy hỗn hợp trên bếp khoảng 15 – 20 phút, uống trực tiếp. Dùng ngày 2 – 3 lần sẽ cải thiện đau bụng đi ngoài hiệu quả. 5. Gừng và bạc hà Trong gừng có hợp chất Shogaols và Gingerols có thể giúp thư giãn đường ruột. Kết hợp với lá bạc hà giúp giảm triệu chứng đau bụng đồng thời cải thiện tình trạng đi ngoài, đầy hơi, khó tiêu. Chuẩn bị: 2 củ gừng tươi, Vài lá bạc hà. Cách thực hiện: Gừng tươi đem rửa sạch, cạo hết phần vỏ bên ngoài. Thái gừng thành lát mỏng, cho vào máy xay, đổ thêm chút nước, xay nhuyễn, lọc lấy phần nước cốt. Nước ép gừng tươi, cho vào cốc, đổ thêm 200ml nước đun sôi, thêm lá bạc hà thái nhỏ hãm khoảng 5 – 10 phút. Uống trà gừng bạc hà khi còn nóng. Nên uống 2 lần/ngày, uống vào sáng và tối, hoặc uống khi bụng đau, khó chịu, đi ngoài. Một số lưu ý khi chữa đau bụng đi ngoài bằng nước gừng Để tăng tính hiệu quả của gừng với chứng đau bụng đi ngoài, người bệnh cần chú ý một số điểm dưới đây: Trị đau bụng đi ngoài bằng gừng là phương pháp dân gian, hiệu quả của bài thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Chính vì vậy, bạn cần thực hiện kiên trì đều đặn mới mang lại hiệu quả như mong muốn. Phụ nữ có thai và cho con bú cơ thể nhạy cảm, khác biệt với người bình thường nên trước khi sử dụng gừng trị tiêu chảy nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Vì gừng có tính nóng nên bạn không nên lạm dụng, không nên sử dụng quá 4g gừng/ ngày vì có thể gây nóng trong, phát ban, mẩn ngứa, ợ nóng, nhiệt miệng, đau bụng,… Theo nghiên cứu, gừng có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu, thuốc điều trị tiểu đường, tim mạch nên những người bị tiểu đường, tim mạch không nên sử dụng. Trẻ dưới 2 tuổi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, trước khi dùng gừng chữa đau bụng đi ngoài nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Khi sử dụng gừng nếu thấy bất  kì phản ứng khác thường nào của cơ thể hãy dừng sử dụng và đến gặp bác sĩ. Tràng Phục Linh Plus hỗ trợ điều trị đau bụng tiêu chảy do bệnh đại tràng Bị đau bụng tiêu chảy do mắc viêm đại tràng, đại tràng co thắt, người bệnh nên đi khám để có phương pháp điều trị cụ thể. Song song với việc sử dụng gừng để hỗ trợ điều trị đau bụng đi ngoài, bạn nên dùng Tràng Phục Linh Plus. Đây là sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên giúp ổn định thần kinh đại tràng nhờ 5-HTP trong thành phần giúp giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt như: đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát….và tăng cường chức năng tiêu hóa, từ đó làm giảm nguy cơ tái phát các triệu chứng của bệnh mà không lo tác dụng phụ.   Tràng Phục Linh PLUS là sự kết hợp giữa: 4 thành phần thảo dược tự nhiên, 2 thành phần mới là ImmuneGamma và 5-HTP đã được chứng minh hiệu quả, nên an toàn cho người bệnh, không gây ra tác dụng phụ: Cao Bạch Truật ……………..200mg Cao Bạch Phục Linh ………..50mg Cao Bạch Thược …………..50mg Cao Hoàng Bá ………………50mg 5-HTP …………………………3mg ImmuneGamma ……………..100mg Sản phẩm có tác dụng nổi bật: Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe đại tràng. Giảm đau bụng quặn thắt. Khắc phục hiện tượng đầy bụng chướng hơi đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát. Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm dành riêng cho người bệnh đại tràng kích thích, được bào chế dưới dạng viên uống tiện lợi, rất dễ sử dụng, giúp người bệnh điều trị bệnh tốt hơn. Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tìm địa chỉ giao hàng gần nhất, bạn có thể CLICK TẠI ĐÂY Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY. Bài viết trên đã chia sẻ thêm thông tin về gừng chữa đau bụng đi ngoài. Tuy nhiên, nếu đau bụng đi ngoài kéo dài không thuyên giảm hãy tới trung tâm y tế uy tín để được thăm khám cụ thể. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về bệnh, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn. Chia sẻ13

Nội soi đại tràng diễn ra như thế nào?

Nội soi đại tràng là thủ thuật phổ biến giúp phát hiện những bất thường bên trong đại tràng. Đây là phương pháp được đánh giá là an toàn, không gây nguy hiểm và rất hiếm khi xảy ra các biến chứng nếu bạn thực hiện ở cơ sở uy tín. Vậy, để hiểu rõ hơn về nội soi đại tràng được thực hiện ra sao, các bạn tham khảo thông tin chi tiết dưới đây nhé. Mục lụcNội soi đại tràng là gì?Nội soi thường – nội soi không gây mêNội soi gây mêTại sao cần phải nội soi đại tràng?Khi nào cần thực hiện nội soi đại tràng?Quy trình nội soi đại tràng diễn ra như thế nào?1. Trước khi nội soi đại tràng2. Trong khi nội soi3. Sau khi nội soiBiến chứng có thể gặp khi nội soi đại tràngNhững lưu ý sau khi nội soi đại tràng1. Chế độ ăn uống2. Chế độ sinh hoạt, tập luyện Nội soi đại tràng là gì? Nội soi đại tràng là kĩ thuật kiểm tra, thăm khám trực tiếp đại tràng – ruột già bằng cách sử dụng một ống mềm đầu gắn camera luồn vào đại tràng từ hậu môn. Qua hình ảnh từ camera đem lại, bác sĩ sẽ thấy được các bất thường bên trong đại tràng và chẩn đoán, đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Có hai phương pháp nội soi chính: nội soi thường và nội soi gây mê: Nội soi thường – nội soi không gây mê Bác sĩ dùng ống mềm gắn camera từ hậu môn vào đại tràng, di chuyển đến các vị trí trong đại tràng giúp bác sĩ quan sát hình ảnh. Trong quá trình thực hiện nội soi thường, người bệnh hoàn toàn tỉnh táo. Ưu điểm: Nội soi không gây mê chi phí thực hiện thấp Không lo phản ứng hay dị ứng với thuốc gây mê Người bệnh tỉnh táo khi nội soi. Nhược điểm: Người bệnh có cảm giác khó chịu, đau, tức khi đưa ống nội soi từ hậu môn vào đại tràng Nhiều trường hợp cựa quậy vì khó chịu khi nội soi sẽ gây khó khăn cho bác sĩ hoặc gây cọ xát, tổn thương đại tràng. Nội soi gây mê Về cơ bản, các bước nội soi gây mê giống với nội soi thường. Tuy nhiên, trước khi nội soi, người bệnh sẽ được tiêm thuốc gây mê vào tĩnh mạch nên trong quá trình nội soi người bệnh không thấy đau đớn hay bất cứ khó chịu nào. Trước khi sử dụng phương pháp gây mê, người bệnh cần kiểm tra sức khỏe để đảm bảo an toàn và tiên lượng thời gian nội soi để tính toán liều lượng thuốc gây mê phù hợp nên bệnh nhân có thể tỉnh táo ngay sau khi nội soi. Ưu điểm: Người bệnh được gây mê nên trong quá trình nội soi không có cảm giác khó chịu. Quá trình nội soi diễn ra dễ dàng vì người bệnh không bị kích thích. Có thể thực hiện các kĩ thuật: cắt Polyp đại tràng qua nội soi, chẩn đoán ung thư… mang lại kết quả chính xác. Nhược điểm: Chi phí nội soi gây mê cao hơn so với nội soi không gây mê. Người bệnh có thể dị ứng với thuốc gây mê, sốc phản vệ hoặc xảy ra biến chứng với thuốc gây mê (những trường hợp này khá hiếm). Tại sao cần phải nội soi đại tràng? Nội soi cắt polyp đại tràng Các bệnh lý bên trong ống tiêu hóa khá là khó chẩn đoán. Một số kĩ thuật tiên tiến như: siêu âm, chụp cắt lớp điện toán (CT) hay cộng hưởng từ (MRI) nhưng vẫn không mang giá trị tuyệt đối trong chẩn đoán các bệnh lý về ống tiêu hóa. Nội soi chẩn đoán: Nội soi đại tràng giúp tìm ra nguyên nhân đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài ra máu…. Giúp phát hiện những tổn thương rất nhỏ, những vết loét, khối u bất thường, có thể sinh thiết để tìm tế bào ung thư. Nội soi điều trị: Nội soi đại tràng có thể phát hiện sớm và cắt bỏ những tổn thương tiền ung thư – polyp, cắt bỏ những khối u trong đường ruột Khi nào cần thực hiện nội soi đại tràng? Không phải trường hợp nào gặp vấn đề về đường tiêu hóa cũng cần nội soi đại tràng, một số người nghi ngờ có vấn đề đường tiêu hóa dưới hoặc có một số triệu chứng dưới đây cần chỉ định nội soi đại tràng: Những người có triệu chứng: đau bụng âm ỉ, đau quặn bụng nhất là đau vùng dưới rốn. Người nôn ra máu, tiêu chảy, táo bón kéo dài, đi ngoài ra máu, đi ngoài có chất nhầy, phân đen… Người được chẩn đoán có vấn đề ở đại tràng: viêm loét, polyp hoặc ung thư… Người có tiền sử bệnh lý liên quan đến đại tràng hoặc có người thân trong gia đình mắc ung thư đại tràng cần tầm soát ung thư đại trực tràng Hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở đại trực tràng chẳng hạn như sinh thiết, cắt polyp Nội soi để kiểm tra, theo dõi sau điều trị ung thư hoặc polyp. Quy trình nội soi đại tràng diễn ra như thế nào? Quy trình nội soi đại tràng bao gồm 3 giai bước chính: trước khi nội soi, trong khi nội soi và sau khi nội soi. Cụ thể, các bước diễn ra như sau: 1. Trước khi nội soi đại tràng Đặt lịch và thăm khám: Trước ngày nội soi, bác sĩ sẽ thăm khám và hiện một số xét nghiệm cần thiết, Người bệnh cần trình bày cụ thể về tiền sử bệnh lý, các loại thuốc đang sử dụng, thông báo với bác sĩ nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai. Nếu người bệnh có bệnh nền nghiêm trọng, đang sử dụng thuốc chống đông máu mà không thông báo cho bác sĩ, khi nội soi có thể xảy ra những biến chứng nghiêm trọng. Ngoài ra, bạn nên đặt lịch trước khi nội soi để được nhận thuốc và được hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng thuốc làm sạch ruột Chế độ ăn uống trước khi nội soi: Trước 1 – 2 ngày trước khi nội soi, người bệnh nên ăn uống nhẹ nhàng, ăn những thực phẩm ít chất xơ, dễ tiêu hóa như ánh mỳ, cơm, trái cây không hạt, thịt nạc, trứng Tránh uống các loại nước có màu, ăn những loại thực phẩm cứng có vỏ, hạt, các món ăn giàu chất béo. Vào ngày nội soi, trước 2 tiếng nội soi nên nhịn ăn hoàn toàn. Nếu nội soi có gây mê, người bệnh cần nhịn ăn trước 12 tiếng và có người nhà đi cùng để chăm sóc sau khi nội soi xong. Không ăn hay uống bất cứ thứ gì trước khi nội soi 2 tiếng. Trường hợp nội soi đại tràng có gây mê, bệnh nhân cần nhịn ăn 12 giờ trước khi nội soi và cần có người nhà đi theo để chăm sóc sau khi nội soi xong. Làm sạch ruột: Làm sạch ruột được thực hiện vào đêm trước khi nội soi, có thể làm sạch ruột tại nhà hoặc tại bệnh viện. Mỗi cơ sở y tế có thể thực hiện làm sạch ruột theo phương pháp khác nhau theo đường uống xổ hoặc thụt qua đường hậu môn. Bác sĩ sẽ giải thích rõ cho người bệnh một số khó chịu có thể gặp phải trong khi làm sạch ruột như buồn nôn, đầy bụng hoặc đau bụng .. trước khi nội soi. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh ngừng sử dụng một số loại thuốc đang sử dụng (thuốc sắt, thuốc chống đông máu, thuốc trị tiểu đường…) trước và trong ngày nội soi. 2. Trong khi nội soi Khi bắt đầu thực hiện nội soi, người bệnh được hướng dẫn nằm nghiêng bên trái, hai chân co cao lên gần tới bụng. Với nội soi có gây mê, bác sĩ sẽ tiêm vào tĩnh mạch thuốc giảm đau và gây mê để hạn chế sự khó chịu, cựa quậy của người bệnh trong quá trình nội soi. Bác sĩ đưa ống nội soi mềm, đầu gắn camera qua hậu môn và thực hiện bơm hơi vào đại tràng để đại tràng phồng lên, giúp việc quan sát trở nên dễ dàng hơn. Những hình ảnh bên trong đại tràng sẽ được truyền qua bộ xử lý để chuyển thành hình ảnh rõ nét phản ánh trung thực tình trạng bên trong của đại tràng. Từ đó, các bác sĩ sẽ đánh giá chính xác vấn đề bệnh nhân đang gặp phải. Với người bệnh nội soi không gây mê, trong quá trình nội soi có thể thấy khó chịu, đau tức bụng. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá lo sợ mà cần giữ bình tĩnh, nằm im, hít thở sâu. Cảm giác khó chịu này sẽ biến mất sau khi nội soi kết thúc. Quá trình nội soi diễn ra khoảng 15 – 30 phút tùy thuộc đại tràng khó hay dễ, có thực hiện thủ thuật (sinh thiết, cắt Polyp …) hay không? Trong quá trình nội soi, bệnh nhân thường có cảm giác đau tức bụng, nhất là ở những đoạn đại tràng gập góc. Nhưng cảm giác chướng hơi, đau bụng nhẹ sẽ giảm dần sau vài giờ. Quá trình nội soi đại tràng thường diễn ra trong 30 – 60 phút, tùy theo tình trạng cụ thể của từng người bệnh. Nếu thực hiện thủ thuật sinh thiết hay Polyp thì có thể lâu hơn. 3. Sau khi nội soi Sau khi nội soi xong, người bệnh có thể có cảm giác chướng bụng, đầy hơi, đau bụng tạm thời bởi đại tràng được bơm hơi trong quá trình thực hiện nội soi. Nếu nội soi kèm cắt polyp hoặc sinh thiết thì có thể thấy dải máu nhỏ trong phân. Những triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất, người bệnh không nên quá lo lắng. Người bệnh sẽ được đưa đi nghỉ ngơi đến khi triệu chứng khó chịu ở bụng thuyên giảm Người bệnh có thể ăn uống bình thường sau khi nội soi. Trường hợp nội soi kèm theo cắt Polyp, bác sĩ sẽ hướng dẫn chế độ ăn cụ thể cho người bệnh. Bác sĩ sẽ đọc kết quả nội soi, thuốc và tái khám nếu có. Nếu nội soi có sinh thiết, người bệnh sẽ hẹn nhận kết quả sau 5 – 7 ngày. Biến chứng có thể gặp khi nội soi đại tràng Nội soi đại tràng là thủ thuật y tế khá an toàn nhưng nó vẫn có thể tiềm ẩn một số nguy cơ: chảy máu, nhiễm trùng và các biến chứng hiếm gặp khác như: 1. Đau bụng, đầy hơi, khó chịu vùng bụng: Đây là một số tác dụng phụ phổ biến của nội soi đại tràng. Nguyên nhân của những triệu chứng này do trong quá trình nội soi, để nhìn rõ niêm mạc ruột bác sĩ sẽ bơm hơi vào đại tràng, thiết bị nội soi di chuyển trong lòng đại tràng sẽ thu về hình ảnh rõ nét hơn. Tất cả những triệu chứng này sẽ biến mất sau 1 – 2 ngày sau khi nội soi. 2. Chảy máu: Trường hợp xảy máu thường xảy ra khi nội soi có sinh thiết hoặc cắt polyp đại trực tràng. Người bệnh có thể thấy máu chảy từ trực tràng hoặc máu lẫn trong phân sau khi nội soi. Triệu chứng này bạn không nên quá lo lắng, nó chỉ kéo dài một vài ngày đầu sau nội soi. Nếu máu chảy không ngừng hoặc chảy nhiều bất thường, người bệnh nên báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra. 3. Phản ứng với thuốc gây mê: Một số người có phản ứng với thuốc gây mê khi thức dậy sau nội soi đại tràng có triệu chứng: run rẩy, rùng mình. Tuy nhiên, hiếm trường hợp xảy ra các tai biến nặng như: trụy tim mạch, suy hô hấp. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, trước khi tiến hành gây mê, bác sĩ sẽ cho bạn làm các xét nghiệm cần thiết. 4. Nhiễm trùng: Một số cơ sở y tế không sử dụng dụng cụ nội soi riêng biệt và tiệt trùng cẩn thận nên có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn: E. coli, Klebsiella, Enterobacter, virus viêm gan B, viêm gan C,… 5. Rách hoặc thủng đại tràng: Rách thủng đại tràng rất hiếm khi xảy ra sau khi nội soi đại tràng, tỉ lệ khoảng 0,14 – 0,2%. Nguyên nhân của hiện tượng này liên quan đến dính sau mổ, viêm loét nặng, hẹp đại tràng hoặc bác sĩ thực hiện nội soi ít kinh nghiệm, tay nghề kém… Các biến chứng sau nội soi đại tràng rất ít khi xảy ra. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan, sau nội soi cần theo dõi các triệu chứng. Nếu có biểu hiện bất thường: đau bụng dữ dội, sốt, chóng mặt, nôn, chảy máu trực tràng hoặc đi ngoài ra máu nhiều cần báo ngay cho bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, người bệnh nên thực hiện nội soi ở những cơ sở y tế uy tín, trang thiết bị hiện đại và được thực hiện bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm, tay nghề cao để tránh những rủi ro đáng tiếc. Những lưu ý sau khi nội soi đại tràng Sau khi nội soi đại tràng, người bệnh nên chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp đại tràng nhanh ổn định bằng một số gợi ý dưới đây: 1. Chế độ ăn uống Thực phẩm nên ăn: Sau nội soi đại tràng, người bệnh nên ăn các món mềm, dễ tiêu hóa như cháo loãng, súp, canh. Tuy nhiên, nên ăn các món ấm, không nóng quá để tránh gây tổn thương cho đại tràng. Các món ăn không nêm gia vị cay, nóng để đường ruột tiêu hóa dễ dàng hơn. Nên bổ sung rau xanh, trái cây tươi vào thực đơn hằng ngày bởi nó cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe cho đường ruột. Thực phẩm không nên ăn: Sau khi nội soi đại tràng, người bệnh nên tránh ăn các loại thực phẩm sau: Tránh ăn các loại thực phẩm cứng, nhiều chất xơ không hòa tan sẽ khiến khó tiêu hóa Tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay, nóng hoặc quá lạnh Không nên uống bia, rượu, đồ uống có ga, cafe, trà đặc, thuốc lá chất kích thích Không ăn các loại thực phẩm tái, sống, để lâu Hạn chế các loại thực phẩm có lượng đường cao. 2. Chế độ sinh hoạt, tập luyện Sau khi nội soi đại tràng, dù hết đau, mệt mỏi, người bệnh cũng nên nghỉ ngơi giúp cơ quan tiêu hóa ổn định trở lại. Ngoài ra, để đường ruột khỏe mạnh, bạn cũng nên chú ý: Tập thói quen đi đại tiện vào khung giờ nhất định trong ngày Nên ăn chậm, nhai kĩ để giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu Nên giữ tinh thần luôn thoải mái bởi căng thẳng, mệt mỏi sẽ khiến cơ thể sẽ tiết ra các hormon khiến máu và năng lượng chuyển ra khỏi hệ thống tiêu hóa. Stress được cho là có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như loét dạ dày, tiêu chảy, táo bón, và hội chứng ruột kích thích. Vận động thể thao thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để củng cố sức khỏe cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể vận động nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe bằng cách đi dạo nhẹ nhàng sau bữa ăn có thể giúp thực phẩm di chuyển qua hệ thống tiêu hóa một cách dễ dàng. Qua thông tin trên, bạn đã thấy nội soi đại tràng là lựa chọn khá hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đại trực tràng. Ngoài ra, đây còn là cách giúp người bệnh phát hiện sớm những tổn thương bên trong đại tràng và tầm soát ung thư, từ đó có phương pháp phòng ngừa và điều trị từ sớm. Song song với việc đi khám, người bệnh hoàn toàn có thể chủ động bảo vệ, tăng cường sức khỏe sức hệ tiêu hóa bằng cách xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, bạn có thể đặt câu hỏi cuối bài viết hoặc gọi trực tiếp đến số 1800.1506 để được các chuyên gia hỗ trợ nhé.   Chia sẻ13

Sốt và tiêu chảy ở người lớn là bị sao

Bạn bị sốt kéo theo đó là tiêu chảy mà không nắm rõ được nguyên nhân. Liệu đó là triệu chứng của bệnh gì? Bệnh có nguy hiểm đến tính mạng hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn cũng như một số phương pháp điều trị kịp thời. Tiêu chảy kèm theo sốt ở người bệnh là gì? Sốt kèm tiêu chảy là triệu chứng của tiêu chảy cấp tính Bênh nhân đi ngoài ra phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn 3 lần 1 ngày  được chia ra làm hai dạng tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mạn tính. Tình trạng tiệu chảy kèm theo đó là sốt ở người lớn là một trong những dấu hiệu của tiêu chảy cấp tính. Tiêu chảy cấp tính bình thường kéo dài trong từ vài ngày đến vài tuần, số lượng phân nhiều và lỏng hơn. Bệnh do nhiều nguyên nhân như: Vi khuẩn, virus, kí sinh trùng, các nhóm nguyên nhân không do nhiễm khuẩn. Xem thêm: Đau bụng đi ngoài có phải do Covid Tiêu chảy và sốt ở người lớn có nguy hiểm không? Tiêu chảy, sốt kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi Tiêu chảy cấp được thể hiện bằng đi ngoài phân lỏng kèm theo sốt ở người lớn, người bệnh có thể bị đi ngoài phân có nhầy và máu. Nguyên nhân là do các viêm ruột xuất tiết, do ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây ra. Tình trạng tiêu chảy kéo dài kéo theo mất nước và các chất khoáng (chất điện giải). Khi lượng nước không được bổ sung kịp thời do sự chủ quan và thiếu hiểu biết làm bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. Mất nước nhẹ có thể gây triệu chứng khát và khô miệng. Mất nước trung bình đến nghiêm trọng có thể gây hạ huyết áp, có thể gây ngất xỉu,…Nghiêm trọng hơn có thể gây sốc, suy thận, lú lẫn, hôn mê… Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị trẻ bị tiêu chảy và sốt Phương pháp điều trị tiêu chảy kèm sốt Truyền dịch khi bị tiêu chảy, sốt dẫn đến mất nước Tiêu chảy kèm sốt kéo dài mà không được bổ sung nước và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng người bệnh. Dùng Oresol: Pha uống theo chỉ định tieu chảy cấp nhẹ. Oresol có thể pha thêm đường muối và các ion giúp bạn điều chỉnh rối loạn nước và điện giải trong cơ thể. Nếu trong trường hợp bạn không kịp mua Oresol bạn có thể tự pha nước đường và muối hoặc nước cháo và muối để sử dụng thay thế. Khi bệnh nặng hơn, người bệnh cần đi truyền tĩnh mạch, bồi phụ nước và các chất điện giải theo các chỉ số điện giải, hematocrit và cả toàn trạng bệnh nhân. Cần hạn chế truyền đường ưu trương. Truyền dịch: Bạn nên cung cấp thêm vào cơ thể dung dịch muối Cl, Na đẳng trương, ringer lactate. Thuốc tăng huyết áp trong trường hợp người bệnh bị hạ huyết áp. Người bệnh có thể dùng một số thuốc cầm tiêu chảy để giảm tình trạng tiêu chảy kéo dài. Tham khảo sử dụng Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị đau bụng, đi ngoài, rối loạn tiêu hoá và các triệu chứng đại tràng Tràng Phục Linh PLUS Để được tư vấn về các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, các vấn đề về đại tràng, hội chứng ruột kích thích, mời bạn gọi tổng đài miễn cước 18001506 Chia sẻ0

13 cách chữa sôi bụng đơn giản, hiệu quả bạn nên biết

Có rất nhiều cách để cải thiện tình trạng sôi bụng, bên cạnh việc sử dụng thuốc thì nhiều người còn tìm hiểu cách chữa sôi bụng bằng các mẹo dân gian.  Ưu điểm của những mẹo này là dễ tìm nguyên liệu, áp dụng tại nhà đơn giản. Bài viết dưới đây được trangphuclinhplus tổng hợp những mẹo chữa sôi bụng hiệu quả mà các bạn có thể thực hiện bằng cách đơn giản, dễ làm nhất. Mục lụcThế nào là sôi bụng? Nguyên nhân gây sôi bụngCách chữa sôi bụng đơn giản1. Chữa sôi bụng từ lá mơ lông2.Chữa sôi bụng từ lá tía tô3.Chữa sôi bụng từ gừng từng tươi4.Chữa sôi bụng từ quế5.Cải thiện sôi bụng bằng- vỏ quýt, cam ( trần bì)6.Mẹo dùng nước gạo7. Dùng củ riềng chữa sôi bụng8.Sử dụng tỏi chữa sôi bụng9. Trị sôi bụng đầy hơi bằng nước chanh bạc hà10. Chữa sôi bụng đầy hơi bằng sữa chua11.Giảm sôi bụng đầy hơi bằng cách chườm nóng12. Cách chữa sôi bụng đầy hơi bằng cách massage bụng13.Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học lành mạnh cải thiện chứng sôi bụngTràng Phục Linh PLUS- giảm sôi bụng, khỏe tiêu hóa Thế nào là sôi bụng? Nguyên nhân gây sôi bụng Sôi bụng là hiện tượng dễ gặp, đó là những âm thanh được tạo ra do sự di chuyển của thức ăn cùng với khí và dịch vị trong lòng ống tiêu hóa. Bình thường, hiện tượng sôi bụng thường xuất hiện khi đói và nó không ảnh hưởng đến sức khỏe. Triệu chứng sôi bụng thường đi kèm với các dấu hiệu: Chướng bụng, đau lưng, ăn không ngon, đau quặn bụng từng cơn, cơn đau bụng có thể kèm với muốn đi đại tiện.. Sôi bụng được chia ra làm 2 loại Sôi bụng sinh lý Sôi bụng khi nhìn thấy các món ăn hấp dẫn, khi bụng đói ngửi thấy mùi thức ăn Soi bụng không kèm theo các triệu chứng đau bụng, chướng bụng Sôi bụng nhưng không chán ăn, mệt mỏi Sôi bụng bệnh lý Sôi bụng bất cứ lúc nào Sôi bụng, đau bụng sau khi ăn Cảm giác muốn đi đại tiện sau khi ăn Người sôi bụng kèm cảm giác chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn… Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sôi bụng, tuy nhiên các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng sôi bụng không thể không kể đến như: Do hệ tiêu hóa bị nhiễm khuẩn, các virus, vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập, tấn công vào cơ thể đi vào đường ruột, tiêu diệt các lợi khuẩn làm mất cân bằng hệ men vi sinh, ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây lên tiêu chảy. Những thực phẩm không hợp vệ sinh an toàn thực phẩm, hư hỏng, ôi thiu sẽ gây ra tình trạng ngộ độc, đi ngoài, sôi bụng tiêu chảy. Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến đường ruột, tiêu diệt hết vi khuẩn có hại, gây rối loạn tiêu hóa Những trường hợp không có khả năng hấp thụ và tiêu hóa Fructose – loại đường được tìm thấy trong các loại trái cây và mật ong thì rất dễ dẫn đến sôi bụng tiêu chảy. Triệu chứng không dung nạp Lactose thường xuất hiện sau ăn khoảng 30 phút -2 tiếng, người bệnh thường có biểu hiện: Khó tiêu, sôi bụng, tiêu chảy, buồn nôn…. khi ăn những sản phẩm chế từ sữa. Sôi bụng cũng có thể xảy ra với những trường hợp mắc những bệnh lý về tiêu hóa: Đại tràng co thắt, viêm đại tràng cấp và mạn tính… Để tìm hiểu chi tiết hơn, mời các bạn tìm đọc bài viết: Sôi bụng là dấu hiệu bệnh gì? Cách chữa sôi bụng đơn giản 1. Chữa sôi bụng từ lá mơ lông Từ xa xưa, y học cổ truyền đã sử dụng lá mơ lông trong điều trị các triệu chứng liên quan tới hệ tiêu hóa. Ngoài ra trong y học hiện đại đã nghiên cứu lá mơ chứa các thành phần hóa học như: Protein, Caroten, Vitamin C và tinh dầu… có tác dụng rất tốt trong việc ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn, được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa như: Viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích… Có thể trị sôi bụng từ lá mơ lông bằng cách: Lá mơ lông: 50g Rửa sạch, thái nhỏ Trộn với 2 lòng trắng trứng gà cùng gia vị Có thể đem hấp cách thủy hoặc chiên với nồi chiên không dầu Sử dụng khi nóng để át đi vị đắng 2.Chữa sôi bụng từ lá tía tô Lá tía tô là loại rau gia vị trong các món ăn hằng ngày rất dễ kiếm, có mùi thơm. Theo Đông y, lá tía tô có vị cay, tính ấm không chỉ có tác dụng giải trừ cảm mạo, sổ mũi, hen suyễn mà còn giúp cải thiện chứng sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu, ngộ độc thức ăn rất hiệu quả. Mẹo chữa sôi bụng bằng lá tía tô như sau: Cách 1: Nước tía tô Lá tía tô: 30gr Đem rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng vớt ra để ráo nước và xay nguyễn, lấy lưới lọc vắt lấy nước Uống nước tía tô cho đến khi triệu chứng sôi bụng cải thiện Cách 2: Nấu cháo tía tô Cháo tía tô là món ăn thông dụng thường được dùng để giải cảm, sổ mũi, tuy nhiên đó còn là món ăn giúp cải thiện chứng sôi bụng rất hữu hiệu mà mọi người có thể áp dụng. Cách chế biến món cháo tía tô như sau: Vo gạo và nấu thành cháo, có thể nấu cháo thịt để thêm bổ dưỡng Lá tía tô, hành hoa rửa sạch thái nhỏ Khi cháo chín, cho gia vị và tía tô, hành hoa quấy đều múc ra bát thưởng thức 3.Chữa sôi bụng từ gừng từng tươi Theo y học dân gian, gừng là loại thảo dược có tính ấm, vị cay, giúp chữa phong hàn, kích thích tiêu hóa, tăng cường tuần hoàn huyết dịch, các khoa học hiện đại nghiên cứu cho thấy các enzyme có trong gừng tươi có tác dụng phân hủy protein trong thức ăn và chống dị ứng rất tốt. Bởi vậy, người ta thường sử dụng loại gia vị này để điều hòa nhu động ruột, kích thích tiêu hóa từ đó giúp thức ăn di chuyển dễ dàng, giảm được chứng sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu. Để chữa sôi bụng bằng gừng, bạn có thể thực hiện theo cách sau: Cách 1: Lấy 1 nhánh gừng nhỏ rửa sạch, gọt vỏ, sau đó giã lấy nước Dùng nước gừng pha với 150ml nước ấm, thêm chút mật ong rồi quấy đều Thưởng thức trà gừng mật ong mỗi ngày vào lúc sáng sớm sẽ giúp giảm chứng sôi bụng rõ rệt Cách 2: Lấy 1 nhánh gừng, rửa sạch, gọt vỏ rồi thát lát Dùng 2-3 lát gừng vừa thái cho vào cốc chế thêm nước đun sôi và đậy nắp vài phút Bỏ thêm 1 thìa mật ong, 2 thìa nước cốt chanh khuấy đều với nước ấm rồi uống Cách 3: Gừng 60g rửa sạch và cho vào cối giã nhỏ Cho lên chảo rang nóng lên Bọc gừng vừa rang vào 1 lớp vải xô mềm Đắp lên phần bụng quanh rốn khoảng 1 giờ Hết nóng lại làm lại các bước trên Triệu chứng sôi bụng, đầy bụng sẽ cải thiện rõ rệt 4.Chữa sôi bụng từ quế Từ xa xưa, quế được biết đến như một loại gia vị tăng thêm phần hấp dẫn của món ăn. Ngoài ra, quế còn là vị thuốc dân gian chữa được nhiều bệnh vặt, trong đó có các chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp bởi quế có tác dụng đào thải các khí ga tồn đọng trong dạ dày ra ngoài giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, tránh được cảm giác sôi bụng, ì ạch Để chữa sôi bụng bằng quế, bạn có thể áp dụng cách sau: Cách 1: Sử dụng 1/2 thìa bột quế hòa cùng 250ml nước sôi Khuấy đều cho bột quế tan trong nước Chắt lấy nước cốt và uống sau khi ăn Cách 2: 1/2 thìa bột quế hòa cùng 200ml sữa ấm Khuấy đều và uống khi bị sôi bụng, chướng bụng 5.Cải thiện sôi bụng bằng- vỏ quýt, cam ( trần bì) Trần bì còn có tên khác là thanh bì (làm từ vỏ quýt xanh), trần bì (vỏ quýt chín). Trần bì được bào chế theo cách như rửa sạch và phơi khô hoặc có thể dùng sống hoặc sao vàng.Theo y học dân gian trần bì có mùi thơm nhẹ, vị cay, đắng, tính ấm có tác dụng hành khí, hòa vị, giúp chữa nôn mửa, khó tiêu, đầy bụng, sôi bụng, tiêu chảy, giảm ho đờm. Để giảm sôi bụng bằng trần bì, bạn có thể áp dụng theo cách: Cách 1: Lấy lượng trần bì vừa đủ: 1 nhúm hãm với nước sôi khoảng 15 phút. Cho vào cốc và hãm với nước sôi khoảng 10 phút và dùng khi nước trà hãm trần bì vẫn còn ấm nóng Cách 2: Bạch truật (thổ sao): 12g, Phòng phong (sao): 8g, Bạch thược (sao): 8g, Trần bì (sao): 6g. Cách thực hiện: Tất cả đem tán bột, hoàn thành viên với mật ong, mỗi lần uống 4-6g, ngày uống 2-3 lần Hoặc đem sắc kỹ với 3 bát nước, đến khi chỉ còn khoảng 1 bát thì chắt lấy nước để uống 1 – 2 lần trong ngày. 6.Mẹo dùng nước gạo Uống nước gạo rang là một cách hữu hiệu có thể làm sạch đường ruột của bạn. Từ xa xưa, trong các bài thuốc Đông y đã sử dụng nước gạo rang để cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ tình trạng sôi bụng, đầy bụng, đầy hơi tiêu chảy khá an toàn và hiệu quả. Để giảm sôi bụng bằng nước gạo rang, bạn có thể áp dụng theo cách: Gạo tẻ hoặc gạo lứt: 100g Đen vo sạch và rang vàng thơm Cho 1 lít nước vào phần gạo đã rang và đun sôi, sau đó vặn nhỏ lửa liu riu đến khi nước cạn còn khoảng 500ml Chắt lấy nước uống 2-3 lần/ ngày Nên uống sau khi ăn 7. Dùng củ riềng chữa sôi bụng Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm vào hai kinh tỳ và vị, có tác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu thức ăn, chữa đau bụng. Theo nghiên cứu hiện đại, thành phần hóa học của riềng có khoảng 1% tinh dầu, có mùi thơm long não, chủ yếu có xineola và metylxinnamat. Ngoài ra, còn có chất dầu vị cay gọi là galangola được dùng để làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi, sôi bụng. Để giảm sôi bụng bằng củ riềng, bạn có thể thực hiện theo cách: Riềng tươi rửa sạch, cạo vỏ và thái lát đem phơi khô và xay nghiền thành bột Cho bột riềng vào bát to và bỏ thêm mật ong trộn đều đến khi vo thành viên bằng ngón tay Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên sau bữa ăn 8.Sử dụng tỏi chữa sôi bụng Trong tỏi có chất allicin được xem là chất kháng sinh tự nhiên có khả năng chống chọi lại vi khuẩn. Ngoài ra hàm lượng các chất: Glucogen, chất fitonxit, aliin, vitamin, và khoáng chất, chống oxy hóa cao góp phần giảm cholesterol trong máu và hỗ trợ khôi phục hệ tiêu hóa tốt cho cơ thể của bạn, giảm tình trạng sôi bụng, chướng bụng, đầy hơi khó tiêu… Cách dùng tỏi chữa ợ hơi sôi bụng Cách 1: Bọc tỏi vào giấy bạc rồi sau đó nướng trên bếp. Tỏi chín tháo giấy bạc và đặt tỏi trong một miếng gạc nhỏ đặt lên rốn. Massage da vùng bụng với miếng gạc tỏi  từ 10-15 phút. Lượng hơi đang tồn đọng trong ruột có thể được giải phóng một cách nhanh chóng khiến bạn thoát khỏi cảm giác chướng bụng, sôi bụng Cách 2: Tỏi sống bóc vỏ, đập dập hoặc xay nhuyễn 3-4 nhánh Cho thêm nước và chắt lấy nước tỏi. Uống trực tiếp hoặc pha với nước ấm để uống. Nếu nước tỏi có mùi quá khó chịu và khó uống thì bạn có thể pha nước tỏi với nước trà đặc, hoặc thêm một chút mật ong để uống kèm mà vẫn đảm bảo tác dụng của tỏi Mỗi ngày nên uống 2 lần 9. Trị sôi bụng đầy hơi bằng nước chanh bạc hà Trong các bài thuốc dân gian mà cha ông lưu truyền lại, lá bạc hà được coi là vị thuốc có tác dụng điều trị các triệu chứng bệnh dạ dày rất tốt, trong đó có đầy bụng khó tiêu. Bạc hà được kết hợp với chanh thì chúng có tác dụng kích thích đường ruột, giảm triệu chứng sôi bụng đầy hơi hiệu quả. Cách thực hiện: Sử dụng 3-4 lá bạc hà đem rửa sạch, xay nhuyễn Vắt lấy 2 thìa nước cốt chanh Cho bạc hà và nước chanh vào cốc nước lọc, thêm lượng đường vừa đủ Khuấy đều sử dụng 10. Chữa sôi bụng đầy hơi bằng sữa chua Sữa chua là quá trình lên men tự nhiên bởi các vi khuẩn lactic, đây là một loại vi khuẩn rất có lợi cho sức khỏe con người. Bởi trong sữa chua có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như canxi, kẽm, các loại vitamin, axit lactic và probiotic giúp ngăn ngừa một số bệnh đường ruột, bổ sung thêm axit cho dịch dạ dày, kích thích cảm giác thèm ăn, thúc đẩy nhu động ruột, giúp ăn ngon miệng, ăn nhiều hơn, tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, phòng chống được chứng táo bón. Ngoài ra sữa chua là loại thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa giúp làm giảm cảm giác sôi bụng đầy hơi hiệu quả và an toàn. Trong sữa chua có chứa các vi khuẩn có lợi lactobacillus và lactic, có tác dụng kích thích khả năng tiêu hoá, giảm sự tích luỹ khí trong dạ dày. Lưu ý, nên sử dụng sữa chua trắng, không đường để điều trị chứng sôi bụng đầy hơi để có thể phát huy hiệu quả tối đa. 11.Giảm sôi bụng đầy hơi bằng cách chườm nóng Chườm nóng là phương pháp trị liệu giúp thân nhiệt tăng, giãn các cơ, dây chằng và giảm kích thích thần kinh, loại bỏ tình trạng đầy hơi sôi bụng một cách nhanh chóng Cách thực hiện phương pháp chườm nóng: Chuẩn bị nước gạo rang ấm hoặc là nước ấm Dùng khăn tắm thấm nước hoặc là dùng túi chườm giữ nóng Nhẹ nhàng chườm trực tiếp lên bụng và một số khu vực quanh rốn, nhẹ nhàng lăn qua lăn lại Thực hiện mỗi lần khoảng 5 – 10 phút Lặp lại nhiều lần đến khi không còn cảm giác sôi bụng 12. Cách chữa sôi bụng đầy hơi bằng cách massage bụng Massage bụng là cách chữa sôi bụng rất tốt  cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Massage bụng giúp loại trừ áp lực trong bụng, đồng thời làm cho hoạt động co bóp của nhu động ruột trơn tru hơn, thúc đẩy tiêu hóa tốt, tránh được đầy hơi, sôi bụng. Hướng dẫn thực hiện massage bụng: Ngồi hoặc nằm thẳng lưng Áp nhẹ 2 lòng bàn tay lên bụng vùng thượng vị- trên rốn và phần dưới bụng – dưới rốn Bắt đầu massage nhẹ nhàng qua lại qua 2 bên, sau đó lan dần ra xung quanh. Thực hiện nhẹ nhàng liên tiếp trong vòng 2 phút cho đến khi ợ hơi và tình trạng sôi bụng biến mất. Bạn có thể kết hợp thoa dầu nóng trong lúc massage bụng để tăng hiệu quả. 13.Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học lành mạnh cải thiện chứng sôi bụng Thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh rất quan trọng trong hỗ trợ điều trị giảm thiểu tình trạng sôi bụng. Chính vì vậy để ngăn ngừa chứng sôi bụng, bạn nên duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh theo gợi ý dưới đây: Nên làm: Chú ý nên uống nhiều nước giúp dạ dày bớt hiện tượng kêu ùng ục, do nước hỗ trợ quá trình tiêu hóa đồng thời làm đầy dạ dày. Khi xuất hiện tình trạng sôi bụng, nên ăn nhẹ khi đó dạ dày báo hiệu cơ thể cần dung nạp thức ăn. Khi ăn uống nên nhai chậm, nhai kĩ bởi nó giúp giảm lượng không khí bị nuốt vào, ngăn ngừa khí và rối loạn tiêu hóa. Không nên ăn quá no, nên chia nhỏ bữa giúp kiểm soát các tiếng sôi bụng sau ăn. Nên ăn các thực phẩm lên men tự nhiên như dưa chua, kim chi, sữa chua để củng cố hệ lợi khuẩn đường ruột, giúp giảm bớt tình trạng đầy hơi. Nên cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi để giảm căng thẳng, stress gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa. Vận động nhẹ sau ăn giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Nên tránh: Nên hạn chế các loại đồ uống có ga, chất kích thích bởi nó làm gia tăng lượng khí trong đường tiêu hóa. Hạn chế đồ ngọt, nhiều đường và những thực phẩm có tính axit, các chất béo, đồ chiên, rán… Không nên ăn khuya và sát giờ đi ngủ, hãy ngồi tại chỗ nghỉ ngơi khoảng 30 phút hoặc đi dạo nhẹ nhàng để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của đường ruột. Có thể bạn quan tâm: Các loại thuốc điều trị chứng sôi bụng Tràng Phục Linh PLUS- giảm sôi bụng, khỏe tiêu hóa Trên đây là những cách làm đơn giản giúp giảm tình trạng sôi bụng. Tuy nhiên không phải ai cũng có thời gian thực hiện, song song với việc phòng ngừa bằng cách thiết lập chế độ sinh hoạt, ăn uống, để giúp giảm các kích thích gây co thắt đại tràng, giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt như: Chướng bụng, đầy hơi, sôi bụng, đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát và hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa người bệnh có thể sử dụng Tràng Phục Linh PLUS Đây là sản phẩm tiêu biểu đang được giới chuyên gia và mọi người tin tưởng lựa chọn hiện nay có chứa thành phần chính: Cao Bạch Truật ……………..200mg Cao Bạch Phục Linh ………..50mg Cao Bạch Thược …………..50mg Cao Hoàng Bá ………………50mg 5-HTP …………………………3mg ImmuneGamma ……………..100mg Tràng Phục Linh PLUS là sự kết hợp giữa: 4 thành phần thảo dược tự nhiên, 2 thành phần mới là ImmuneGamma và 5-HTP đã được chứng minh hiệu quả, nên an toàn cho người bệnh, không gây ra tác dụng phụ, có tác dụng nổi bật: Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe đại tràng Giảm đau bụng quặn thắt Khắc phục hiện tượng đầy bụng chướng hơi, sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm dành riêng cho người bệnh đại tràng kích thích, được bào chế dưới dạng viên uống tiện lợi, rất dễ sử dụng, giúp người bệnh điều trị bệnh tốt hơn. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về bệnh, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn. Chia sẻ13

Tiêu chảy cấp có nguy hiểm không? Phòng và điều trị thế nào?

Tiêu chảy cấp là bệnh phổ biến và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đường lây bệnh chủ yếu qua đường ăn uống, thực phẩm nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra bệnh cũng rất dễ lây lan và bùng phát thành ổ dịch lớn. Vậy tiêu chảy cấp có nguy hiểm không và cách phòng ngừa điều trị thế nào là hợp lý? Các bạn cùng tham khảo qua thông tin bài viết dưới đây. Mục lụcNguyên nhân của bệnh tiêu chảy cấpDấu hiệu của tiêu chảy cấp thường gặpTriệu chứng đại tiệnTriệu chứng nônDấu hiệu mất nướcBệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm thế nào?Mất nướcSuy thận cấpSuy dinh dưỡngKhông dung nạp LactoseHuyết tán tăng ure máuĐiều trị tiêu chảy cấp thế nào?Sử dụng thuốcChế độ ăn uống sinh hoạtBiện pháp phòng ngừa tiêu chảy cấp Nguyên nhân của bệnh tiêu chảy cấp Tiêu chảy cấp là bệnh truyền nhiễm cấp tính phổ biến với triệu chứng tiêu chảy kéo dài dưới 2 tuần kèm theo các triệu chứng như nôn, mất nước, rối loạn điện giải… Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Một số nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp như: 1. Do nhiễm virus Theo thống kê ở các nước đang phát triển, có đến 80% trường hợp viêm ruột là do các loại virus gây tiêu chảy như: Rotavirus, Norwalk, cytomegalovirus và Hepatitis. Và nguyên nhân phổ biến của tiêu chảy cấp ở trẻ em là  tiêu chảy do Rotavirus, ở người lớn là Norovirus. 2. Do vi khuẩn và ký sinh trùng Vi khuẩn và kí sinh trùng thường gặp ở thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Bệnh thường gặp ở những nước đang phát triển và tỉ lệ mắc vào mùa hè khá cao. Một số vi khuẩn gây bệnh bao gồm: E.coli, Shigella, Tả, Campylobacter Jejuni , Cryptosporidium, amip … 3. Do tác dụng phụ của thuốc Có nhiều loại thuốc tây y như kháng sinh gây tiêu chảy. Thuốc kháng sinh tiêu diệt cả hại khuẩn và lợi khuẩn, gây loạn khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, hiện tượng tiêu chảy có thể dừng khi bạn ngưng uống thuốc. Ngoài thuốc kháng sinh còn có một số loại thuốc khác gây tiêu chảy như thuốc ung thư và thuốc kháng axit có magie. 4. Do không dung nạp Lactose Chứng không dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không có khả năng tiêu hóa lactose (đường sữa). Lactose là một loại đường được tìm thấy trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Những người gặp vấn đề trong việc tiêu hóa đường sữa sau khi ăn các sản phẩm từ sữa, không dung nạp lactose có thể tăng dần theo thời gian vì mức độ enzyme giúp tiêu hóa đường sữa bị giảm từ trước đó. 5. Do mắc bệnh lý Một số bệnh lý về tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp hoặc một số bệnh lý như đái tháo đường, cường giáp cũng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy cấp. Dấu hiệu của tiêu chảy cấp thường gặp Tiêu chảy cấp thường khởi bệnh đột ngột, dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của tiêu chảy cấp mà người bệnh dễ quan sát và nhận diện: Triệu chứng đại tiện Đầu tiên là dấu hiệu về đại tiện, người bệnh tiêu chảy cấp thường: Mới đầu đại tiện phân bình thường sau đó lỏng nát, toàn nước Nước phân màu trắng đục như nước vo gạo hoặc nước canh đậu, có thể kèm theo những hạt trắng lổn nhổn. Nếu phân lỏng toàn nước đục nhiều, không kèm theo sốt và đau bụng thì có thể bị nhiễm vi khuẩn tả Vibiro cholerae. Nếu triệu chứng phân lỏng kèm theo lẫn máu là dấu hiệu của viêm đại tràng nặng do các vi khuẩn xâm nhập như Shigella, Salmonella, E.coli… Nếu đi ngoài phân lỏng có lẫn máu và kèm theo sốt cao trên 38 độ có thể là dấu hiệu hội chứng lị Phân có mùi tanh hôi khó chịu Số lần đại tiện tăng lên trong ngày, có thể vài lần đến vài chục lần. Triệu chứng nôn Dấu hiệu nôn thường sau khi đi tiêu chảy, sau vài giờ đại tiện và nôn liên tục, lúc đầu là nước và thức ăn, sau giống như nước phân. Nếu nguyên nhân tiêu chảy do độc tố, vi khuẩn thường triệu chứng tiêu chảy khởi phát từ 2 – 7 giờ sau khi ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn. Dấu hiệu chủ yếu là nôn, tiêu chảy không nặng đôi khi kèm theo đau quặn bụng và không sốt. Nếu viêm ruột do virus (Chủng Rota hoặc Nowalk) thường dấu hiệu chính là nôn kèm đau quặn bụng, tiêu chảy, sốt nhẹ đôi khi kèm đau đầu, đau mỏi người, sổ mũi, ho. Những triệu chứng này thường giảm dần sau 2 – 3 ngày. Dấu hiệu mất nước Các dấu hiệu nôn sau tiêu chảy lúc đầu là nước và thức ăn, sau giống như nước phân nhiều, nhanh chóng dẫn đến tình trạng mất nước và rối loạn điện giải. Sau vài giờ người bệnh dẫn đến sốc do giảm khối lượng máu lưu hành: mặt hốc hác, mắt trũng, má lõm, môi khô, da nhăn nheo, xanh tím, hạ nhiệt độ, tụt huyết áp, mạch nhanh,… Nếu không được điều trị bệnh nhân sẽ chết vì sốc không hồi phục, vì suy thận, nhiễm toan hoặc ngừng tim. Ở người lớn, tình trạng mất nước thường nhẹ hơn so với trẻ em. Bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm thế nào? Bệnh tiêu chảy cấp có thể dẫn đến những biến chứng dưới đây: Mất nước Mất nước là biến chứng hay gặp nhất. Tình trạng mất nước dễ xảy ra nếu đi tiêu chảy nhiều, nước và muối mất theo phân, hay khi nôn mà không được bù đủ dịch. Nếu người bệnh tiêu chảy uống bù dịch thì mất nước không hay xảy ra, hoặc mất nước chỉ ở mức độ nhẹ sẽ phục hồi sớm khi uống. Ngoài ra, nếu tình trạng mất nước nghiêm trọng có thể dẫn đến tụt huyết áp làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan duy trì sự sống. Một số người bị mất nước nặng cần đến viện truyền dịch tĩnh mạch. Ở trẻ em, cha mẹ cần chú ý quan sát để nhận diện tình trạng mất nước nặng để được xử trí và điều trị kịp thời nếu không sẽ nhanh chóng dẫn đến sốc do giảm khối lượng tuần hoàn và tử vong.Trẻ bị mất nước nặng khi có ít nhất hai trong số các dấu hiệu như: li bì hôn mê, mắt trũng, không thể uống hoặc uống kém, véo da vùng bụng hoặc đùi của trẻ, nếp véo da mất chậm (≥ 2 giây). Suy thận cấp Như đã nói ở trên, mất nước trầm trọng có thể gây giảm lưu lượng máu đến các cơ quan duy trì sự sống. Nếu mất nước không được điều trị kịp thời có thể xuất hiện suy thận. Tình trạng mất nước, suy kiệt, tụt huyết áp này sẽ dẫn tới tử vong nhanh nếu không được điều trị kịp thời. Suy dinh dưỡng Tiêu chảy, nôn mửa kéo dài khiến người bệnh dễ đối mặt với tình trạng thiếu chất dinh dưỡng. Nhất là ở trẻ em, khi tiêu chảy kéo dài có thể dẫn tới suy dinh dưỡng. Bởi trong quá trình bị tiêu chảy, bé mệt mỏi, kém ăn, biếng ăn, chế độ ăn uống kiêng khem quá mức, đường tiêu hóa trẻ đang bị tổn thương do tiêu chảy khiến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng kém, dễ thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, nếu cha mẹ chỉ kiêng khem mà không chú trọng bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ dễ khiến trẻ ngày càng suy kiệt, làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy và dễ gặp các biến chứng nguy hiểm khác. Không dung nạp Lactose Không dung nạp lactose có thể xảy ra sau một thời gian tiêu chảy nhiễm trùng. Sau thời gian tiêu chảy kéo dài, đường ruột có thể bị “phá hủy” dẫn tới thiếu một enzyme có tên là lactase mà enzyme này cần thiết để giúp cơ thể tiêu hóa đường lactose có trong sữa. Tình trạng không dung nạp lactose dẫn đến chướng bụng, đau bụng và đi ngoài mỗi khi uống sữa.Biến chứng này dễ gặp ở trẻ em. Huyết tán tăng ure máu Đây là biến chứng hiếm gặp và thường kết hợp với tiêu chảy nhiễm trùng do một số loại E.coli. Huyết tán tăng ure là biến chứng nguy hiểm, gây ra thiếu máu, số lượng tiểu cầu trong máu thấp và suy thận. Biến chứng này thường xảy ra ở trẻ em nhiều hơn. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời phần lớn phục hồi tốt. ☛ Tham khảo thêm tại: Tiêu chảy cấp có lây được không? Điều trị tiêu chảy cấp thế nào? Sử dụng thuốc 1. Dung dịch bù nước và điện giải Khi bị tiêu chảy cấp, việc đầu tiên người bệnh cần làm là dùng dung dịch bù nước và điện giải Oresol và Hydrit để điều trị bù nước, điện giải tránh các rối loạn do mất nước, mất điện giải gây ra. Tuy nhiên, khi sử dụng, người bệnh nên pha đúng theo hướng dẫn trên bao bì sẽ giúp bù nước hiệu quả và ít gặp phải tác dụng phụ. 2. Thuốc hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột Thuốc diosmectite (Smecta) khi hấp thụ vào cơ thể sẽ tạo thành lớp màng mỏng bảo vệ và bao phủ niêm mạc ruột, giúp hấp thụ nước, hơi và ngăn không cho các tác nhân gây tiêu chảy như các chất độc, vi khuẩn, virus bám vào niêm mạc ống tiêu hóa. Từ đó giúp tăng nhanh quá trình hồi phục, cải thiện khuôn phân, giảm lượng phân thải ra và rút ngắn thời gian tiêu chảy. 3. Thuốc cầm tiêu chảy Thuốc cầm tiêu chảy Loperamide (Imodium) thường được sử dụng trong trường hợp tiêu chảy câp bởi thuốc có tác dụng làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch tiêu hóa, giảm nước trong phân và giúp tăng kích thước cho phân thành khuôn, giảm số lần đi ngoài. Lưu ý: Thuốc cầm tiêu chảy Loperamide chỉ điều trị triệu chứng chứ không giải quyết được nguyên nhân gây tiêu chảy. Ngoài ra, Loperamide chỉ dùng cho người lớn và trẻ nhỏ trên 12 tuổi, nên sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì hoặc theo chỉ định của bác sĩ. 4. Thuốc làm giảm nhu động ruột Thuốc làm giảm nhu động ruột có tác dụng giảm sự co bóp của ruột giúp nước và chất điện giải di chuyển trong ruột chậm hơn, tăng sự hấp thu nước và điện giải trong lòng ruột vì vậy giúp làm tăng độ đặc của phân. Lưu ý: Không dùng loại dung dịch cho trẻ dưới 2 tuổi và loại thuốc viên cho trẻ dưới 8 tuổi. Cẩn thận khi sử dụng cho người suy gan, phụ nữ có thai 3 tháng đầu. 5. Thuốc kháng tiết ở ruột non Thuốc kháng tiết ở ruột non có tác dụng ức chế men encephalinase làm ức chế tiết ở ruột do độc tố của vi khuẩn tả hoặc do viêm nhưng không làm giảm dịch tiết cơ bản khác. Nhóm thuốc này hấp thu nhanh qua ống tiêu hóa sau khi uống 1 giờ, tác dụng của thuốc kéo dài khoảng 8 giờ. Tuy nhiên, thận trong khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Chế độ ăn uống sinh hoạt 1. Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể Khi tiêu chảy và nôn mửa quá nhiều, cơ thể sẽ không chỉ mất nước mà còn mất chất điện giải, khoáng chất, đây là những yếu tố quan trọng cho hoạt động của cơ thể. Chính vì vậy, bạn cần phải bù đắp lại những gì bị mất bằng cách bổ sung thật nhiều nước, có thể bổ sung thêm trà, nước ép trái cây, nên uống thành những ngụm nhỏ và uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày để bù lại sự mất nước khi tiêu chảy. 2. Sữa chua Bổ sung sữa chua là một trong những lựa chọn tuyệt vời vì sữa chua có thể tạo ra axit lactic trong ruột, từ đó giúp sản xuất nhiều hơn các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bạn và tiêu diệt các vi khuẩn xấu giúp bạn nhanh lành bệnh. Lưu ý, bạn nên ăn sữa chua trước khi uống thuốc là tốt nhất. 3. Uống trà Từ lâu, trà hoa cúc thường được sử dụng để điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, đau bụng, viêm loét, tiêu chảy và viêm dạ dày. Chất tannin trong trà hoa cúc có tác dụng chống tiêu chảy rất tốt. Vì vậy, đây là một trong những cách tự nhiên hiệu quả giúp hỗ trợ điều trị tiêu chảy mà người bệnh không nên bỏ qua. Bên cạnh đó, trà hoa cúc cũng có đặc tính chống co thắt. Bạn có thể nhâm nhi trà hoa cúc mỗi ngày cũng giúp thuyên giảm dấu hiệu tiêu chảy đáng kể. 4. Tránh xa một số loại thức ăn Một số loại thực phẩm khiến tình trạng tiêu chảy ngày càng trầm trọng hơn như phô mai, cà phê, sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Ngoài ra, tiêu thụ những sản phẩm có đường khiến các triệu chứng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, uống một số loại nước ép trái cây như nước ép táo và nước ép mận không thêm đường được coi là sự lựa chọn thông minh cho những bệnh nhân bị tiêu chảy. 5. Bổ sung thực phẩm giàu tinh bột Thực phẩm giàu tinh bột bao gồm ngũ cốc, gạo nấu chín, bột sắn sẽ giúp dạ dày nhẹ bớt và hạn chế triệu chứng tiêu chảy. Xem thêm: Tiêu chảy cấp nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi Biện pháp phòng ngừa tiêu chảy cấp Tiêu chảy cấp lây truyền chủ yếu do vệ sinh, vật chủng trung gian gian, chuột… Vậy, để phòng ngừa tiêu chảy cấp bạn cần thực hiện nghiêm túc các vấn đề dưới đây: Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân Vệ sinh nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát Vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi ăn, trước khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh Nên bố trí nhà vệ sinh hợp lý, sạch sẽ, không phóng uế bừa bãi. Khi gia đình có người mắc tiêu chảy nên rắc vôi bột hoặc cloramin B sau mỗi lần đi tiêu. Bảo vệ nguồn nước sạch, sử dụng nước sạch để nấu ăn, không vứt rác thải xuống ao hồ, kênh rạch Vệ sinh an toàn thực phẩm Nguồn nước ăn uống phải được bảo vệ sạch sẽ. Nên ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, gỏi cá hải sản, mắm tôm… Không tưới rau bằng phân tươi Không nên ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là các món tái, sống như mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua. Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm không và một số cách phòng ngừa. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, bạn có thể đặt câu hỏi cuối bài viết hoặc gọi trực tiếp đến số 1800.1506. Quan trọng, khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp cần nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được điều trị kịp thời. Tham khảo: https://suckhoedoisong.vn/thuoc-tri-tieu-chay-cap-dung-sao-cho-dung-169176192.htm   Chia sẻ11

Bài viết nổi bật

Banner-T1-2024-720x720.jpg

Nằm trong khuôn khổ chương trình Tin & Dùng Việt Nam 2019 của Thời báo Kinh tế Việt Nam, sản

Nằm trong khuôn khổ chương trình Tin & Dùng Việt

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...