Tìm hiểu chi tiết các loại thuốc trị táo bón hiệu quả

Táo bón là hiện tượng thường gặp ở tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, không phân biệt nam nữ. Tuy táo bón không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống của bạn. Vậy, đâu là các loại thuốc có thể dùng để điều trị táo bón? Những thông tin dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này.

Tìm hiểu những nguyên nhân gây ra táo bón

Nguyên nhân thông thường

Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh

  • Chế độ ăn uống không hợp lý như uống ít nước, chế độ ăn ít chất xơ, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo động vật như phô mai, thịt và trứng.
  • Sử dụng nhiều cà phê, rượu, bia và chất kích thích.
  • Táo bón dễ xảy ra ở những người ít vận động, đặc biệt là những người cao tuổi, ít vận động hoặc nằm liệt giường.
  • Thói quen sinh hoạt bị thay đổi, thói quen ăn uống, bữa ăn thay đổi giờ giấc, giấc ngủ hay vệ sinh vào thời điểm khác thối quen có thể làm tăng nguy cơ táo bón.
  • Thói quen nhịn đi đại tiện có thể làm phân càng khô và cứng.

Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài

Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, áp lực được cho là yếu tố khiến nhiều người mắc táo bón. Nhất là ở những người làm việc văn phòng, ngồi nhiều và chịu áp lực.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng thường xuyên đối mặt với táo bón. Bởi phụ nữ giai đoạn thai kỳ cần bổ sung rất nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng cũng như các loại vitamin sắt, canxi…đây là những loại gây nên táo bón trong suốt thai kỳ.

☛ Xem chi tiết: Đừng chủ quan với táo bón ra máu khi mang thai

Phụ thuộc thuốc nhuận tràng

Tác dụng của thuốc nhuận tràng giúp đi đại tiện dễ dàng hơn và thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ làm giảm sự nhạy cảm của ruột khiến ruột không hoạt động bình thường nếu không có thuốc. Cuối cùng, bạn sẽ gặp khó khăn khi đi đại tiện.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ra chứng táo bón. Chính vì vậy, khi sử dụng bạn nên tham khảo kĩ tư vấn của bác sĩ về liệu lượng, cách dùng để được sử dụng thuốc phù hợp.

Các loại thuốc có thể gây ra táo bón gồm có:

  • Thuốc giảm đau mạnh, thuốc có chứa codeine, oxycodone (Oxycontin®) và hydromorphone (Dilaudid®).
  • Thuốc chống viêm không steroid, như ibuprofen (Advil®, Motrin®) và naproxen (Aleve®).
  • Thuốc chống trầm cảm , bao gồm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (như fluoxetine [Prozac®]) hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng (như amitriptyline [Elavil®]).
  • Thuốc kháng axit có chứa canxi hoặc nhôm, chẳng hạn như Tums®.
  • Thuốc sắt.
  • Thuốc trị dị ứng, chẳng hạn như thuốc kháng histamine (như diphenhydramine [Benadryl®]).
  • Một số loại thuốc huyết áp, bao gồm thuốc chẹn kênh canxi (như verapamil [Calan SR], diltiazem [Cardizem®] và nifedipine [Procardia®]) và thuốc chẹn beta (như atenolol [Tenormin®]).
  • Thuốc điều trị tâm thần, như clozapine (Clozaril®) và olanzapine (Zyprexa®).
  • Thuốc chống co giật / động kinh, chẳng hạn như phenytoin và gabapentin.
  • Thuốc chống buồn nôn, như ondansetron (Zofran®).

Nguyên nhân từ bệnh đường tiêu hóa

Gặp vấn đề với đại tràng hoặc trực tràng

Một số vấn đề với đại tràng hoặc trực tràng như, có khối u, mô, sẹo, ruột thừa và hẹp bất thường của đại tràng hoặc trực tràng cũng có thể gây táo bón.

☛ Xem chi tiết: Viêm đại tràng thể táo bón – Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa với các triệu chứng như co thắt đường tiêu hóa, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón. Hội chứng ruột kích thích thể táo bón thường đi kèm với triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, khó chịu, đi đại tiện không thường xuyên hoặc phân sần, cứng.

Nguyên nhân từ các bệnh lý khác

Các vấn đề về thần kinh có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh khiến các cơ ở đại tràng và trực tràng co lại và di chuyển phân qua ruột. Nguyên nhân bao gồm:

  • Tổn thương các dây thần kinh kiểm soát các chức năng cơ thể (bệnh thần kinh tự chủ)
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Bệnh Parkinson
  • Chấn thương tủy sống
  • Đột qụy

Hormone cũng đóng vai trò nhất định trong vấn đề cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Một số bệnh rối loạn nội tiết có thể dẫn đến táo bón, như là::

  • Bệnh tiểu đường
  • Cường giáp
  • Suy giáp

Một số bệnh hiếm gặp khác cũng có thể gây ra táo bón, chẳng hạn như bệnh amyloidosis , bệnh lupus và bệnh xơ cứng bì .

Các loại thuốc điều trị táo bón

Thuốc trị táo bón không theo đơn

Cách trị táo bón bằng thuốc không kê đơn hầu hết là bổ sung thực phẩm chức năng hoặc các chất để giảm táo bón. Hầu hết những loại thuốc bổ sung đều lành tính dùng cho trường hợp táo bón nặng hoặc nhẹ.

1. Bổ sung chất xơ

Nếu nguyên nhân táo bón do thiếu hụt chất xơ, có thể bố sung các chất xơ từ thực phẩm chức năng giúp bạn đi đại tiện dễ dàng hơn. Một số loại chất xơ bổ sung phổ biến đó là:

  • Canxi polycarbophil (FiberCon)
  • Chất xơ methylcellulose (Citrucel)
  • Psyllium (Metamucil, Konsyl)
  • Mì dextrin (Benefiber)

2. Các chất thẩm thấu

Các chất thẩm thấu có tác dụng giúp phân giữ nước, chất lỏng để làm mềm phân. Một số chất thẩm thấu thường được dùng:

  • Magnesium citrate
  • Magnesium hydroxide (sữa Magnesia)
  • Polyethylene glycol (Miralax)
  • Sodium phosphate (Fleet Phospho-Soda)

Chú ý: Dùng các chất thẩm thấu điều trị táo bón không nên sử dụng nhiều hơn 1 liều trong 24 giờ vì có thể gây thương tổn nghiêm trọng.

Ngoài ra còn một số thuốc thường dùng:

  • Thuốc làm mềm phân: Natri docusate (Colace)
  • Thuốc thụt tháo phân: Lainema

Thuốc kê theo đơn

Thuốc BisacodylDHG giúp nhuận tràng, làm mềm phân

Thuốc Bisacodyl

Tác dụng của Bisacodyl

Bisacodyl hay còn có một số tên biệt dược khác như Laxan, Danalax, Bieber, Bisacodyl DHG,…Thuốc được bào chế ở dạng viên nén, tan trong ruột, có tác dụng trược tiếp lên cơ trơn của ruột, nhuận tràng kích thích làm mềm phân và thúc đẩy phân đi đến trực tràng.

Thuốc Bisacodyl được chỉ định dùng ở người lớn và trẻ em.

Cách sử dụng Bisacodyl

  • Người lớn: 1 – 2 viên/ngày.
  • Trẻ em (4 – 10 tuổi): 1 viên/ngày.

Lưu ý khi sử dụng Bisacodyl

  • Sau 1 giờ kể từ khi uống thuốc, không uống thêm các thuốc kháng axit, sữa hoặc các chế phẩm từ sữa để tránh làm mất lớp màng bọc thuốc Bisacodyl và tăng nguy cơ đau bụng, buồn nôn.
  • Không dùng Bisacodyl cho các bệnh nhân phẫu thuật đau ruột thừa, bệnh nhân đang bị mất nước, bệnh nhân bị tắc ruột hoặc người quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Liều dùng, cách dùng nên theo chỉ định của bác sĩ, nếu dùng quá 7 ngày nên có chỉ định của bác sĩ, không tăng liều, giảm liều để tránh những tác dụng phụ không mong muốn
  • Một số tác dụng phụ của thuốc Bisacodyl có thể gặp là: đau bụng, chuột rút, buồn nôn, tiêu chảy…

2. Thuốc Normacol

Tác dụng của Normacol

Thuốc Normacol thường được dùng để điều trị táo bón do chế độ ăn thiếu chất xơ, táo bón trong thai kỳ. Thuốc Normacol® còn được dùng để kiểm soát thủ thuật mở thông ruột hồi và ruột kết, phẫu thuật hậu môn, trực tràng. Thành phần chính của Normacol là chất sterculia, thiết kế ở dạng cốm bao đường khi đi vào ruột có tác dụng hút nước và giữ nước làm cho phân ở ruột ẩm, mềm khi tiêu hóa ra ngoài dễ dàng hơn, không gây đau và tổn thương niêm mạc.

Cách sử dụng Normacol

  • Người lớn: 1- 2 gói thuốc/ lần hoặc 1 – 2 muỗng 5 ml đầy/ lần. Mỗi ngày uống 1-2 lần.
  • Trẻ em: Trẻ từ 6 tuổi trở lên dùng 1/2 liều của người lớn. Chưa có nghiên cứu và áp dụng cho trẻ dưới 6 tuổi.

Lưu ý khi sử dụng

  • Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc tham khảo tư vấn của bác sĩ về liều lượng cũng như thành phần trước khi sử dụng.
  • Dù Normacol điều trị táo bón có thể gây ra một số tác dụng phụ như đầy hơi, buồn nôn. tiêu chảy, phát ban, khó thở, co thắt dạ dày…
  • Người bệnh không nên tự ý mua thuốc Normacol về sử dụng mà không theo kê đơn của bác sĩ.

3. Thuốc Forlax

Tác dụng của thuốc Forlax

Thuốc Forlax được bào chế dạng bột pha dung dịch, đây là thuốc nhuận tràng thường được sử dụng để điều trị táo bón ở người lớn và trẻ em trên 8 tuổi. Thuốc chứa hoạt chất macrogol cao phân tử (4000) có tác dụng hút nước, tăng lượng nước ở ruột giúp làm tăng lượng nước trong phân, làm mềm và tăng khối lượng phân, cải thiện chứng tá bón. Thuốc tác động dần dần trong vòng 24–48 giờ, không hấp thụ vào máu và không hây hại cho cơ thể.

Cách sử dụng Forlax

Thuốc dạng bọt pha nước, pha 1 gói bọt cùng 125ml nước lọc, liều dùng như sau:

  • Người lớn: Uống 1-2 gói/ ngày, tối đa 8 gói/ ngày, tốt nhất bạn nên uống một liều vào buổi sáng.
  • Trẻ em:  1-2 gói/ ngày, nên uống 1 liều vào buổi sáng.

Lưu ý khi sử dụng

  • Ngưng sử dụng thuốc khi bạn đã hết hẳn chứng táo bón
  • Với trẻ em, thời gian sử dụng thuốc tối đa là 3 tháng.
  • Một số tác dụng phụ có thể xảy ra: Nỏi mề đay, đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy.
  • Không dùng thuốc Forlax cho một số trường hợp: Dị ứng với thành phần của thuốc, mắc bệnh viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, hẹp ruột, nghi ngờ tắc ruột…
  • Trước khi dùng thuốc Forlax, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

4. Thuốc Macrogol

Tác dụng của thuốc Macrogol

Macrogol (polyethylene glycol) hay còn gọi là biệt dược Macrogol 4000 thuộc nhóm thuốc nhuận tràng, thuốc xổ giúp thẩm thấu, cải thiện tần suất đi đại tiện và giúp bệnh nhân táo bón chức năng dễ thải phân hơn.

Thuốc Macrogol có 2 dạng: dạng thuốc nước và thuốc bột

Cách sử dụng Macrogol

Với người lớn:

  • Dùng cho người lớn bị chứng táo bón mạn tính: Với dung dịch nước có chứa 105 g/l macrogol, dùng 125 ml chia làm 3 lần/ ngày. Thời gian dùng tối đa 2 tuần.
  • Dùng cho người lớn bị chứng vón phân: Với dung dịch nước có chứa 105 g/l macrogol, dùng 8 liều 125 ml trong vòng 6 giờ trong thời gian tối đa là 3 ngày.

Với trẻ em:

  • Dùng cho trẻ em >8 tuổi: 1 gói Macrogol hòa tan cùng 1 cốc nước 125ml uống ngay,
  • Uống 1-2 gói/ ngày, uống 1 lần vào buổi sáng.

Lưu ý khi dùng Macrogol

  • Không dùng cho trẻ em dưới 8 tuổi.
  • Thận trọng khi dùng với những người mắc bệnh gan, thận, đang dùng thuốc lợi tiểu, rối loạn điện giải (hạ kali hoặc magie máu).
  • Liều dùng, cách dùng nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Tùy theo từng trường hợp: độ tuổi, mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng dùng khác nhau.
  • Khi sử dụng Macrogol có thể sẽ gặp một số tác dụng phụ như tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa, đầy hơi, đau đầu, khó chịu vùng hậu môn…

5. Thuốc Sorbitol

Tác dụng của thuốc Sorbitol

Thuốc sorbitol có thành phần chính là sorbitol có chứa nhiều nhóm hydroxyl. Thuốc có vị ngọt của mía đường (saccharose) và có 2 dạng chính:

  • Dạng uống: Được bào chế dưới dạng bột, đóng thành gói chưa 5g sorbitol hoặc dung dịch dạng lỏng chứa 70% sorbitol.
  • Dạng đặt: Đặt trực tiếp vào trực tràng.

Thuốc Sorbitol là thuốc nhuận tràng thẩm thấu, thuộc nhóm điều trị táo bón, giúp nhuận tràng. Thuốc Sorbitol có tác dụng lợi mật, kích thích mật hoạt động mạnh. Từ đó, ruột luôn ẩm ướt giúp phân khi đi qua sẽ mềm, không bị khô cứng, từ đó cải thiện tình trạng táo bón, người bệnh sẽ đi đại tiện dễ dàng hơn.

Ngoài ra sorbitol kích thích nhu động ruột sản sinh hormone peptide Cholecystokinin-Pancreazymin giúp kích thích tiêu hóa protein và chất béo, điều trị chứng khó tiêu.

Cách sử dụng Sorbitol

Với người lớn:

  • Với chứng táo bón : Nên uống 1gói vào buổi sáng, lúc đói.
  • Chứng khó tiêu: Uống 1–3 gói sorbitol 5g mỗi ngày. Pha 1 gói 5g vào 1/2 cốc nước và uống ngay.
  • Nhuận tràng: Đặt vào trực tràng 20-30%, 120ml.

Với trẻ em

  • Khó tiêu: Liều dùng bằng ½ người lớn.
  • Nhuận tràng: Trẻ em trên 12 tuổi đặt trực tràng 20-30%, 120ml; trẻ từ 2-11 tuổi đặt trực tràng 30-60ml.

Ngoài ra, tùy thuộc vào từng đối tượng (độ tuổi, tình trạng bệnh…), bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng và cách dùng khác nhau.

Lưu ý khi dùng Sorbitol

  • Một số người gặp tác dụng phụ khi sử dụng Sorbitol như đầy bụng, chướng bụng đặc biệt ở người mắc hội chứng ruột kích thích.
  • Người dùng có thể dị ứng phát ban, chóng mặt, ngứa và sưng đỏ vùng cổ họng
  • Sorbitol chống chỉ định dùng thuốc cho các trường hợp: Tắc ruột, bệnh viêm loét đại, trực tràng, bệnh Crohn, tắc đường dẫn mật, rò hậu môn, trĩ…

Ngoài ra, nếu có phản ứng kích ứng hoặc mẫn cảm, bạn cần ngưng dùng thuốc ngay và thông báo cho bác sĩ.

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị táo bón

  • Những loại thuốc trên điều trị táo bón chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho chỉ định, kê đơn của bác sĩ
  • Khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, tuân thủ theo liều lượng, cách dùng.
  • Trước khi dùng, bạn nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
  • Thuốc điều trị táo bón có thể gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng tới dạ dày và chức năng đòa thải của gan, thận. Đôi khi khiến kích thích đi cầu quá nhiều dẫn tối hậu môn bị tổn thương. Chính vì thế, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra và sử dụng loại thuốc điều trị phù hợp với bệnh

Bị táo bón, khi nào cần đi khám?

Nếu táo bón đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng sau đây, bạn nên nhanh chóng tới bệnh viện để được kiểm tra nguyên nhân và điều trị kịp thời:

Nên làm gì để ngăn ngừa táo bón?

an-rau-xanh

Thực hiện chế độ ăn uống

Tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ và vitamin giúp đường ruột khỏe mạnh, giúp cho đường ruột hút nước tốt hơn, làm mềm phân và phòng tránh táo bón bằng cách:

  • Ăn nhiều rau xanh, rau củ tươi như rau xà lách, khoai lang, mồng tơi, cà rốt, đậu đũa….
  • Bổ sung chất xơ, vitamin trong những loại trái cây tươi như táo, lê, dâu tây, nho, cam,… có thể ép lấy nước hay ăn nguyên trái.
  • Bổ sung lượng nước đầy đủ vào cơ thể, mỗi ngày nên uống từ 1,5-2 lít nước
  • Loại bỏ những thực phẩm chiên, rán, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cay nóng hay các món ăn khô, cứng
  • Tránh xa các loại nước ngọt, nước có ga, bia, rượu, chất kích thích.

☛ Có thể bạn muốn biết: Tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón?

Chế độ sinh hoạt khoa học

  • Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài.
  • Thường xuyên tập luyện thể thao, nhất là các bài tập có tác dụng ở những vị trí từ đầu gối đến ngực. Bởi những vị trí này có thể kích hoạt nhu động ruột, nên duy trì thói quen tập khoảng 15 phút mỗi ngày.
  • Tập thói quen đi vệ sinh vào cùng một thời điểm mỗi ngày, tốt nhất là sau bữa ăn, và cho phép có đủ thời gian dành cho việc đại tiện.
  • Nên đi cầu khi có nhu cầu, có cảm giác muốn đi. Không nên vì táo bón mà sợ đi, nhịn đi.

Sử dụng Tràng Phục Linh PLUS

Với người những người thườn xuyên bị táo bón do hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh đại tràng gây ra thì có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) để cải thiện tình hình. Đây là giải pháp chuyên biệt cho bệnh Đại tràng.

trang phuc linh plus

Tràng  Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) giúp giảm nhanh triệu chứng, ổn định thần kinh đại tràng.

Không những thế, Tràng  Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng.

Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng:

  • Người có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp
  • Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích  thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại  tràng cấp và mãn tính
  • Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần
  • Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện

Kiên trì sử dụng theo lộ trình từ 3-6 tháng sẽ giúp bạn có được 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh lý đại tràng cấp và mãn tính. Về chế độ ăn: bạn nên sử dụng những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và tập ăn dần những thức ăn mà mình không quen ăn. Luôn giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, duy trì việc tập luyện thể dục, thể thao, giảm bớt áp lực cuộc sống bạn nhé.

Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) gần nhất, xem: TẠI ĐÂY

Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY.

Trên đây là một số phương pháp phòng ngừa táo bón. Nếu người bệnh thường xuyên bị táo bón kéo dài thì bạn cần đi khám cụ thể để tìm ra nguyên nhân và điều trị dứt điểm. Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Tham khảo

https://suckhoedoisong.vn/nhung-bat-loi-khi-dung-macrogol-chua-tao-bon-sai-cach-n118467.html

Cập nhật lúc: 19/04/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ khiến người bệnh

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường ruột rất

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng mặt toát mồ hôi là tình trạng nhiều người gặp

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài kéo dài gây chóng

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với cơ thể con người. Khi cơ thể mệt mỏi, đi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất cơ bản quan trọng với

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều nhất trong 2 năm qua, chúng gây ra những tổn

Đại dịch Covid -19 là từ khóa được nhắc nhiều

Loading...