Đại tràng co thắt

Tràng Phục Linh PLUS có thực sự hiệu quả cho người bị Đại tràng lâu năm?

Tràng Phục Linh PLUS là một trong những sản phẩm tiên phong hỗ trợ điều trị bệnh Đại tràng, đặc biệt là Hội chứng ruột kích thích – Đại tràng co thắt. Vậy Tràng Phục Linh PLUS có thực sự hiệu quả với người bị Đại tràng? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây. Thứ Nhất, xét về công dụng của Tràng Phục Linh PLUS Tràng Phục Linh PLUS là sự kết hợp của 4 thảo dược Y học cổ truyền là Bạch Truật, Bạch Phục Linh, Hoàng bá, Bạch thược với 2 hoạt chất 5-HTP và ImmuneGamma. Hai hoạt chất này là thành tựu của Y học hiện đại. Trong đó 5-HTP (5 – Hydroxytryptophan) được tinh chế từ hạt của một vị dược liệu có nguồn gốc từ Châu Phi có tên khoa học là Simplicifolia Griffonia  Hoạt chất này khi vào cơ thể sẽ sản sinh ra Serotonin, giúp điều hòa hoạt động của hệ thần kinh trung ương cũng như thần kinh đường ruột nên giảm được tình trạng đại tràng co thắt bất thường hay nhạy cảm quá mức trước thức ăn. Đây cũng chính là nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng Hội chứng ruột kích thích – Đại tràng co thắt. Chính vì thế hoạt chất 5-HTP trong Tràng Phục Linh PLUS sẽ giúp hỗ trợ điều trị Hội chứng ruột kích thích từ chính căn nguyên gây ra bệnh, từ đó giảm nhanh các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát về sau.  5-HTP: hoạt chất giúp điều hòa thần kinh, giảm co thắt đại tràng Còn ImmuneGamma là thành quả của công nghệ sinh học Hoa Kỳ có tác dụng tái tạo niêm mạc đại tràng bị tổn thương và tăng cường sức đề kháng hệ tiêu hóa nên rất hữu hiệu cho những người bị Viêm đại tràng Ngoài 5-HTP, ImmuneGamma, Tràng Phục Linh PLUS còn chứa 4 loại thảo dược tự nhiên Bạch truật, Bạch phục linh, Hoàng bá, Bạch thược. Đây là những thảo dược đầu bảng đã được cha ông ta sử dụng từ xa xưa để chữa các bệnh liên quan đến đường ruột. Các thảo dược này giúp giảm tình trạng tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chướng hơi rất hiệu quả, an toàn. Sự kết hợp của 6 thành phần này trong Tràng Phục Linh PLUS mang đến tác dụng cộng hưởng giữa Y học hiện đại và Y học cổ truyền, vừa chống co thắt, vừa giúp giảm triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích và Viêm đại tràng, đồng thời nâng cao sức đề kháng cơ thể.  Điểm vượt trội của sản phẩm này là hạn chế được tác dụng phụ không mong muốn của tân dược nhưng cũng phát huy được thảo dược mà cha ông chúng ta ngàn đời nay vẫn sử dụng để điều trị bệnh lý này. Thứ Hai, Tràng Phục Linh PLUS đã có công trình nghiên cứu nào chứng minh tác dụng chưa? Nghiên cứu về Tràng Phục Linh PLUS được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc khoa Dược lý – Trường Đại học Y Hà Nội và Trường Y Keck, ĐH Nam California với nội dung: “Ảnh hưởng của viên nén Tràng Phục Linh PLUS trên bệnh Đại tràng co thắt – Hội chứng ruột kích thích“.  Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra Tràng Phục Linh PLUS có tác dụng giảm co thắt đại tràng, ở liều cao cho tác dụng mạnh hơn cả thuốc chứng dương Duspatalin – một loại thuốc Tây giảm co thắt được dùng trong điều trị hội chứng ruột kích thích. Không chỉ giúp giảm các cơn đau co thắt đại tràng và giảm số lần đi ngoài, trên vi phẫu biểu mô đại tràng, Tràng Phục Linh PLUS còn cho thấy tác dụng hồi phục niêm mạc đại tràng so với tình trạng tổn thương ban đầu. Đây là một trong số ít những nghiên cứu của Việt Nam có tính thực tiễn cao được Website chính thức của Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ (Pubmed) công nhận và đăng tải. Thứ Ba, người dùng đánh giá như thế nào về Tràng Phục Linh PLUS? Trong một khảo sát của chương trình Tin và Dùng thuộc Thời báo kinh tế Việt Nam, có tới 92.7% khách hàng hài lòng và rất hài lòng sau khi sử dụng Tràng Phục Linh PLUS. Trong đó, có tới 96,4% khách hàng hài lòng về chất lượng sản phẩm. Cũng theo kết quả cuộc khảo sát này, sau 1-3 tháng sử dụng Tràng Phục Linh PLUS: 81.5% số người được khảo sát giảm đau bụng, khó chịu và 83.8% cải thiện tình trạng đi ngoài. Hầu hết các khách hàng đều cảm nhận được hiệu quả ngay từ những hộp đầu tiên. Kết quả này được đánh giá là tốt hơn một số sản phẩm khác cùng loại trên thị trường. Những ai nên sử dụng Tràng Phục Linh PLUS? Người bị Hội chứng ruột kích  thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại  tràng cấp và mạn tính Người bị Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần Người  bị rối loạn tiêu hóa do đại tràng kích thích, có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp Để khẳng định chất lượng sản phẩm, Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không hiệu quả sau 2 tháng sử dụng.   Mua Tràng Phục Linh PLUS ở đâu? Cách 1: >> Để mua Tràng Phục Linh PLUS giao hàng tận nhà, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY Hoặc gọi ngay tổng đài miễn cước 18001506 để được hỗ trợ tạo đơn hàng Cách 2: Hỏi mua đúng Tràng Phục Linh PLUS (đọc là Tràng Phục Linh Pờ lút) tại hơn 10,000 nhà thuốc trên Toàn quốc. Để xem nhà thuốc gần bạn nhất bán Tràng Phục Linh PLUS, hãy click vào banner màu cam dưới đây, sau đó chọn tỉnh thành nơi bạn sinh sống. Ưu đãi đặc biệt từ Tràng Phục Linh PLUS Nhằm hỗ trợ các bệnh nhân mắc Hội chứng ruột kích thích hay Viêm đại tràng đã thử sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau mà bệnh vẫn chưa cải thiện, nhãn hàng Tràng Phục Linh PLUS dành tặng riêng ưu đãi “MUA 1 LỌ, TẶNG 1 HỘP – Tiết kiệm đến 195.000đ” cho 100 khách hàng lần đầu trải nghiệm sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS.  Để trải nghiệm chương trình ưu đãi đặc biệt MUA 1 LỌ, TẶNG 1 HỘP – Tiết kiệm đến 195.000đ, Quý khách hãy gọi  ngay tới số hotline miễn cước 1800.1506 hoặc bấm nút ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để điền thông tin Chương trình dành tặng cho duy nhất 100 khách hàng đăng ký sớm nhất,  vì vậy Quý vị hãy nhanh tay đăng ký ngay chương trình để được hưởng ưu đãi!   Lưu ý: (*) Chương trình ưu đãi này chỉ áp dụng cho những bệnh nhân chưa từng sử dụng sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS            (**) Mỗi khách hàng đăng ký chương trình sẽ nhận được nhận tối đa 1 hộp 20 viên trị giá 195,000 đồng   Một sản phẩm của DƯỢC PHẨM THÁI MINH Địa chỉ: Số 3, ngõ 2 Thọ Tháp, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Nguồn: Dantri.com.vn Chia sẻ0

[Giải đáp] Tiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi?

Tiêu chảy cấp là một trong những biểu hiện bệnh lý tiêu hóa gặp khá phổ biến. Hiện tượng này khiến cơ thể dần mất nước và chất điện giải, gây rối loạn hấp thu, suy kiệt, thậm chí là tử vong nếu không có biện pháp cải thiện. “Tiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi” chắc hẳn là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Hãy cùng tham khảo những thông tin sau đây để giải đáp nhé. Mục lụcDấu hiệu tiêu chảy cấp bạn nên biếtTiêu chảy do vi khuẩnTiêu chảy do lỵ trực khuẩnTiêu chảy do lỵ amípTiêu chảy do virusTiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi?Hướng dẫn xử trí đúng khi bị tiêu chảy cấpKhi nào cần đưa tới viện ngay?Phòng bệnh tiêu chảy cấp có khó không? Dấu hiệu tiêu chảy cấp bạn nên biết Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị tiêu chảy cấp như vi khuẩn, virus, ký sinh vật hoặc do nhiễm khuẩn các chất hóa học bảo quản thực phẩm. Bên cạnh những dấu hiệu giống nhau về số lần đi đại tiện nhiều, phân lỏng, sống phân, tùy từng nguyên nhân khác nhau mà tính chất phân cũng như các dấu hiệu đi kèm cũng khác nhau. Cụ thể: Tiêu chảy do vi khuẩn Dấu hiệu tiêu chảy do vi khuẩn thường khá đa dạng, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Một số dấu hiệu kể đến như sốt, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, nôn, đi cầu phân lỏng, nhiều nước, đôi khi có máu; có biểu hiện mất nước… Trong các loại vi khuẩn, vi khuẩn tả gây ra tiêu chảy cấp nguy hiểm nhất. Vi khuẩn tả trú ẩn trong phân người bệnh nên bồn cầu nhà vệ sinh thường là nơi ủ bệnh. Khi mắc bệnh tả, nếu không được chữa trị kịp thời người bệnh có nguy cơ tử vong. Đặc biệt, những nơi có người bị bệnh tả có thể lây lan âm thầm qua nhiều con đường khác. Hầu hết mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh nếu không tuân thủ lối sống lành mạnh, vệ sinh. Tiêu chảy do lỵ trực khuẩn Hình ảnh lỵ trực khuẩn Sau vài ngày khi ăn hoặc uống phải vi khuẩn lỵ từ các nguồn lây, bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng phổ biến như sốt, đau quặn bụng, mót rặn, đại tiện nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ có ít phân lẫn với nhầy, đặc biệt là phân có lẫn máu kiểu nhờ nhờ như máu cá. Sau mỗi lần đi đại tiện người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn nhưng lại rất dễ đi tiếp. Có thể 15, 20 thậm chí 100 lần/ngày. Trẻ em dưới 5 tuổi hoặc người già nhiều khi có dấu hiệu rất nặng dưới dạng nhiễm độc tiêu chảy dầm dề, phân như nước rửa thịt, li bì, kiệt nước, mạch nhanh nhỏ, sốt cao, đôi khi co giật, hôn mê, có thể tử vong sau vài giờ hoặc vài ngày nếu không khám và chữa kịp thời. Tiêu chảy do lỵ amíp Khác với lỵ trực khuẩn, lỵ amip thường xuất hiện từ từ, các triệu chứng không rầm rộ, không sốt. Người bệnh bị đi ngoài nhiều lần, cũng đau quặn và mót rặn mỗi lần đi đại tiện, phân có nhầy lẫn máu nhưng số lần đi ngoài ít hơn, số lượng cũng ít (5 – 15 lần/ngày). Bệnh có thể giảm một cách tự phát hoặc sau khi uống một vài thứ thuốc. Tuy nhiên, không khỏi hẳn mà âm ỉ, kéo dài và dần chuyển sang mạn tính (tái phát từng đợt đau bụng, đau quặn, mót rặn phân nhiều nhầy có thể xen kẽ lẫn máu mỗi khi cơ thể yếu, ăn thức ăn lạ, có vị tanh, nhiều dầu mỡ hoặc khi làm việc quá sức). Tiêu chảy do virus Rotavirus là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy cấp ở trẻ. Thường gặp ở trẻ nhỏ là do rotavirus. Khi mắc tiêu chảy do rotavirus thường có các biểu hiện như: Nôn là triệu chứng hay gặp nhất, trước khi bị tiêu chảy và các dấu hiệu khác kèm theo. Tuy nhiên, một số trường hợp nôn có thể xảy ra đồng thời với tiêu chảy. Nôn có thể kéo dài một vài ngày hoặc xuất hiện sau ăn. Đau bụng, thường đau ở vùng quanh rốn hoặc trên rốn. Mất nước và điện giải, môi khô, mắt trũng, da nhăn nheo. Sốt: Chỉ gặp ở một tỷ lệ nhất định, sốt có thể lên tới 40oC, sốt có thể là phản xạ của cơ thể, cũng  có thể là bội nhiễm thêm vi khuẩn khác. Viêm đường hô hấp trên kèm theo tiêu chảy. Các triệu chứng đi kèm như ho, sổ mũi… Trong một số ngày đầu của bệnh tiêu chảy. Căn nguyên của tiêu chảy rất da dạng nên khi bị tiêu chảy cấp tốt nhất người bệnh đi khám càng sớm càng tốt. Nếu để muộn có thể có một số biến chứng xảy ra. Trong khi chờ để khám cần cho người bệnh, đặc biệt là trẻ uống bổ sung nước, điện giải bị mất do tiêu chảy, sốt. ☛ Tham khảo thêm: Tiêu chảy kéo dài – Nguyên nhân, cách điều trị Tiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi? Tùy mỗi người mà diễn biến của tiêu chảy cấp và mức độ nặng, nhẹ là khác nhau. Đối với các trường hợp bình thường, tiêu chảy cấp thường diễn biến trong vòng vài ngày. Đôi khi, một số trường hợp kéo dài tới 2 tuần, nhất là đối với người bệnh nhiễm rotavirus. Tiêu chảy cấp có tính ngắn hạn, bệnh nhẹ và có thể tự khỏi trong khoảng 1 tuần nếu được chăm sóc tốt, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nếu người bệnh nôn nhiều, sốt cao và đau bụng thì cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Với người bệnh vẫn bị tiêu chảy sau 4 tuần, rất có thể bạn bị tiêu chảy mãn tính. Rất có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng, bạn cần đi khám để kiểm tra nguyên nhân, điều trị kịp thời nhằm phòng ngừa các rủi ro, nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khỏe. ☛ Tham khảo thêm: Tiêu chảy cấp có lây được không? Hướng dẫn xử trí đúng khi bị tiêu chảy cấp Xử trí đúng cách không chỉ giúp việc điều trị gặp nhiều thuận lợi, cơ thể nhanh chóng hồi phục mà còn giảm nguy cơ tử vong do cơ thể mất nước, chất điện giải trầm trọng. Khi gặp phải tình trạng tiêu chảy cấp, hãy thực hiện theo lời khuyên của chuyên gia sức khỏe như sau: Trường hợp nhẹ (chưa có dấu hiệu mất nước) Bổ sung nhiều nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước như nước lọc, nước cháo, nước súp, nước oresol… Ăn thức ăn dễ tiêu như cháo, cơm, thịt nạc, gà, trứng, quả chín (chuối chín rất tốt), rau luộc nên ăn cả nước. Thức ăn nên nghiền nhỏ cho dễ tiêu, chia ra thành nhiều bữa, ăn đủ no, không cần hạn chế. Đối với trẻ đang bú mẹ vẫn tiếp tục bú, nếu ăn sữa công thức thì pha loãng hơn bình thường. Sau khi khỏi bệnh vẫn nên duy trì chế độ ăn như trên trong 1 tuần nữa. Nếu có sẵn oresol hãy pha theo đúng hướng dẫn trên bao bì. Đối với trẻ dưới 2 tuổi uống 50 – 100ml cho một lần đi ngoài, uống từng thìa nhỏ và tiếp tục cho bú mẹ. Còn trẻ từ 2 – 10 tuổi, uống 100 – 200ml cho một lần đi ngoài, uống từng ngụm nhỏ. Người lớn uống mỗi lần 200ml hoặc uống theo nhu cầu. Trường hợp còn đi ngoài nhiều lần phải đưa tới cơ sở y tế để khám và điều trị. Trường hợp tiêu chảy cấp mất nước Bổ sung nước và điện giải bằng dung dịch oresol Khi người bệnh có các biểu hiện như khô môi, mắt trũng, nôn nhiều, trẻ nhỏ thóp lõm, ngủ nhắm mắt không kín. Khi đó cần cho uống oresol ngay. Trẻ em, 4 giờ đầu tiên cho uống theo cân nặng. Nếu không có sẵn oresol cần pha dung dịch thay thế bằng cách: Cách 1: lấy 1 thìa nhỏ (không gạt ngang) muối ăn và 8 thìa gạt đường kính) hòa vào 1 lít nước đun sôi để nguội. Cách 2:  lấy 1 nắm gạo (tầm 50g) cho thêm nước vào đun lấy 1 lít nước cháo, cho thêm 3g muối. Nếu sau 4 giờ uống bù nước mà vẫn đi ngoài nhiều lần thì phải đưa ngay tới cơ sở y tế khám và điều trị. Trường hợp mất nước nặng Biểu hiện mất nước nặng như da nhăn nheo, trẻ khóc không ra nước mắt, có khi bị co giật do nhiễm độc thần kinh. Lúc này cần đưa ngay người bệnh tới cơ sở y tế bằng mọi cách nhanh nhất. Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cầm tiêu chảy. Tuy có tác dụng làm săn niêm mạc khiến người bệnh hạn chế đi ngoài. Nhưng điều này lại làm chậm quá trình đào thải vi khuẩn, virut khỏi cơ thể khiến bệnh càng kéo dài hơn. Khi bị tiêu chảy lượng nước trong cơ thể bị mất đi nhiều, nên biện pháp đầu tiên vẫn là bù nước và điện giải. Tốt nhất là dung dịch oresol và sau đó đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để khám và điều trị. Khi nào cần đưa tới viện ngay? Khi có các dấu hiệu sau đây cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế ngay lập tức: Sốt trên 38,5 độ C. Đi ngoài trên 6 lần/24 giờ. Hội chứng lỵ. Đau bụng nhiều, đặc biệt ở bệnh nhân trên 50 tuổi. Có dấu hiệu mất nước. Mới nằm viện nội trú, mới sử dụng kháng sinh. Triệu chứng nặng lên sau 48 giờ. Bệnh nhân nguy cơ cao: Người lớn tuổi (> 65) bởi nhận thức kém nên nhận biết ra bệnh khi đã muộn, bệnh nhân suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và steroid, hoá trị liệu điều trị ung thư), bệnh nhân có bệnh lý mạn tính (đái tháo đường, bệnh tim phổi mạn tính, xơ gan, suy thận…). Phòng bệnh tiêu chảy cấp có khó không? Tiêu chảy cấp tuy nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa. Để ngăn ngừa bệnh và phòng dịch bệnh lây lan, mọi người thực hiện những khuyến cáo sau: Vệ sinh cá nhân, môi trường sống: Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, cấm đi tiêu bừa bãi. Nếu gia đình có thành viên bị tiêu chảy cần rắc vôi bột hoặc cloramin B sau mỗi lần đi ngoài. Hạn chế người ra vào vùng có dịch. An toàn thực phẩm: Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn rau sống và uống nước lã. Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, tiết canh, nem chua… Dùng nguồn nước sạch: Các nguồn nước sử dụng cần đảm bảo sạch sẽ, rất cả nước uống đều phải được sát khuẩn bằng hóa chất cloramin B. Không đổ chất thải, nước giặt, rửa đồ của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng… Súc vật chết và rác không vứt xuống ao, hồ, sông, giếng… Khi có người bị tiêu chảy cấp: Cần phải thông báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được điều trị kịp thời. Những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Tiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi?” và hướng dẫn cách xử lý đúng khi gặp phải tình trạng này. Nếu thấy bài viết hay hãy nhấn like và chia sẻ bài viết này nhé. Hãy “ghé thăm” website Trangphuclinhplus.vn thường xuyên để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe nhé. Chia sẻ10

Tiêu chảy cấp nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi, nhanh lại sức

Tiêu chảy cấp gây mất nước và điện giải, có thể dẫn tới tử vong nếu không chăm sóc và điều trị. Do đó, chế độ ăn uống cho người bệnh có vai trò rất quan trọng, nó quyết định tới 40% tỷ lệ điều trị bệnh thành công. Vậy bị tiêu chảy cấp nên ăn gì và kiêng gì giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục. Cùng tham khảo những thông tin sau đây. Mục lụcTiêu chảy cấp nên ăn gì?ChuốiThực phẩm giàu tinh bộtBánh mì trắng và bánh quyThịt gàTáoSữa chuaQuả việt quấtQuả ổiBổ sung nướcTiêu chảy cấp không nên ăn gì?Đồ ăn nhiều chất béoThực phẩm gây đầy hơiChất làm ngọt nhân tạoSản phẩm từ sữaThực phẩm không an toànĐồ uống chứa chất kích thíchNguyên tắc xây dựng thực đơn người tiêu chảy cấpMột số món ăn tốt cho người tiêu chảy cấp ☛ Tìm hiểu thêm: Ăn sáng xong bị tiêu chảy, cách giải quyết thế nào? Tiêu chảy cấp nên ăn gì? Tiêu chảy cấp là bệnh lý gặp khá phổ biến, bệnh khởi phát đột ngột, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng có khi như chảy. Đôi khi thấy phân có máu. Người bệnh có kèm theo một số dấu hiệu khác như đau bụng, sốt, nôn mửa… Và hậu quả gây mất nước và điện giải, có thể dẫn tới tử vong. Chế độ dinh dưỡng phù hợp có vai trò quan trọng, giúp rút ngắn quá trình điều trị. Sau đây là một số thực phẩm người bệnh nên dùng: Chuối Chuối là loại trái cây mềm và dễ tiêu hóa được coi là thức ăn lý tưởng khi dạ dày đang gặp trục trặc. Trong chuối có chứa một loại enzym có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa rất tốt cho người đang bị tiêu chảy. Hàm lượng kali dồi dào giúp khôi phục các chất điện giải đã bị mất do tiêu chảy gây ra. Bên cạnh đó, chuối còn chứa nhiều chất pectin, loại chất xơ hòa tan có thể giúp hấp thu lượng chất lỏng trong ruột. Nhờ đó, các chất thải sẽ cô đặc lại. Lượng inulin có trong chuối còn giúp kích thích sự phát triển của lợi khuẩn trong ruột nên rất cần thiết cho người mắc tiêu chảy cấp. Thực phẩm giàu tinh bột Thực phẩm giàu tinh bột phải kể đến như cháo, cơm trắng, khoai lang, khoai tây nghiền… giúp cho quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Hơn nữa, những thực phẩm này chứa ít chất xơ giúp chất thải rắn hơn, thành khuôn và giảm thiểu tiêu chảy mà không buộc hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều. Bánh mì trắng và bánh quy Khi đường ruột hoạt động trở lại như bình thường, bạn nên bổ sung những sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc thô. Tuy nhiên, khi đang bị tiêu chảy bạn nên lưu ý chọn thực phẩm đã được tinh chế như bánh mì hay các loại bánh quy. Quá trình loại bỏ vỏ thô bên ngoài ngũ cốc giúp thực phẩm tinh chế này trở nên dễ tiêu hóa hơn. Bên cạnh đó, lượng muối có trong các loại bánh quy sẽ giúp phục hồi sự cân bằng điện giải trong cơ thể của bạn Thịt gà Theo nghiên cứu, thịt gà có chứa các chất dinh dưỡng như protein, sắt, kẽm, selen… Bổ sung thịt gà vào thực đơn giúp người bệnh mau chóng hồi phục sức khỏe sau những ngày đại tiện phân lỏng. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên chế biến món gà rán, gà xào bởi việc sử dụng nhiều dầu mỡ gây ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa của người bệnh. Tốt nhất nên chế biến dưới dạng hấp, luộc và bỏ hết mỡ và da. Táo Táo là loại trái cây rất nhiều người yêu thích. Không chỉ rất ngon miệng, dễ ăn mà táo còn hàm lượng chất xơ hòa tan pectin cao. Pectin giúp làm chậm quá trình bài tiết của đường ruột, giảm các triệu chứng của tiêu chảy. Bên cạnh đó, táo còn chứa lượng đường tự nhiên cùng các vitamin C giúp bù lại lượng dinh dưỡng do mất cân bằng điện giải của cơ thể. Khi bị tiêu chảy cấp, bạn có thể ăn táo hoặc sử dụng sốt táo hàng ngày để làm giảm triệu chứng tiêu chảy và ổn định tiêu hóa. Sữa chua Khi bị tiêu chảy bạn nên hạn chế tiêu thụ những sản phẩm từ sữa. Đây là lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng đối với bệnh nhân bị tiêu chảy. Tuy nhiên, sữa chua lại là ngoại lệ. Bạn nên chọn các loại sữa chua có chứa vi khuẩn sống. Bởi đây là nguồn thực phẩm chứa các probiotic giúp khôi phục lại sự cân bằng vi khuẩn trong đường ruột rất tốt cho hệ tiêu hóa. Trong quá trình lên men, một số vi khuẩn trong sữa chua tạo ra enzym proteaza, giúp hệ tiêu hoá làm việc tốt hơn. Mặt khác, đường lactose chuyển hóa thành acid lactic trong sữa chua cũng giúp tăng số lợi khuẩn trong đường ruột. Quả việt quất Tương tự như táo, việt quất có tác dụng rất tốt đối với người bị tiêu chảy cấp. Lượng tanin dồi dào trong loại quả này hoạt động như chất làm se, giúp co khít các tế bào, hạn chế viêm nhiễm, loại trừ tiết dịch và chất nhầy. Bên cạnh đó, lượng chất anthocyanoside có công dụng kháng khuẩn khá hiệu quả. Việt quất còn là nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa và chất xơ hòa tan pectin rất tốt cho sức khỏe người bệnh, làm dịu nhẹ quá trình tiêu hóa thức ăn. Quả ổi Lượng tanin dồi dào có trong quả ổi làm hạn chế tình trạng đi ngoài. Bên cạnh đó, lượng vitamin C và chất chống oxy hóa trong loại quả này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể mau chóng hồi phục sau khi bị tiêu chảy. Bổ sung nước Một điều quan trọng nhất trong điều trị tiêu chảy cấp là đề phòng mất nước. Các bác sĩ khuyên khi bị đi ngoài nhiều lần trong ngày nên bổ sung lượng nước nhiều hơn bình thường. Tốt nhất là nước đun sôi để nguội, nước cháo muối, nước gạo rang… Nếu đi ngoài nhiều, bị mất nước nên sử dụng oresol (pha theo hướng dẫn) để bổ sung điện giải, phòng mất nước và phục hồi sức khỏe tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung một số loại nước như sau: Nước cháo, gạo rang: Có tác dụng bổ sung nước và điện giải rất tốt. Khi bị tiêu chảy nên uống loại nước này nhằm cải thiện tình trạng mất nước, giảm tiêu chảy hiệu quả. Bạn cần lưu ý, không nên cho quá nhiều đường hoặc muối có thể khiến tiêu chảy nặng hơn. Trà bạc hà: Một ly trà bạc hà nóng khi đang bị tiêu chảy không chỉ giúp bạn nhẹ bụng, thoải mái hơn mà còn giúp khắc phục chứng rối loạn tiêu hóa khó chịu. Bạc hà giúp làm dịu những ảnh hưởng của tình trạng đầy hơi và hạn chế cơn đau xảy ra. Nước ép hoa quả: Các loại nước ép hoa quả như nước ép chuối, cam, bưởi, lựu, táo, ổi, nước dừa… giúp bổ sung lượng lớn vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể rất tốt cho người bệnh tiêu chảy cấp. ☛ Tham khảo thêm: Bị tiêu chảy cấp uống thuốc gì để mau khỏi bệnh Tiêu chảy cấp không nên ăn gì? Một số thực phẩm khi dung nạp vào cơ thể có thể khiến tiêu chảy cấp trở nên tồi tệ hơn. Hãy tránh xa một số thực phẩm sau đây: Đồ ăn nhiều chất béo Thực phẩm nhiều chất béo làm gia tăng tốc độ co bóp của ruột, khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên tránh các thực phẩm có chứa nhiều chất béo như thịt mỡ, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, thực phẩm có chứa kem béo… Thay vào đó nên lựa chọn thịt nạc như thịt lợn, thịt gà trắng, súp làm từ nước dùng sẽ tốt hơn so với súp làm từ kem. Thực phẩm gây đầy hơi Một số loại thực phẩm khi ăn vào có thể gây đầy hơi như bông cải xanh, súp lơ trắng, hành, đào, lê, mận, một số loại trái cây khô (mơ khô, mận khô, nho khô…). Bị đầy hơi khiến người bệnh cảm thấy khó chịu hơn, triệu chứng tiêu chảy trầm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên tránh những thức ăn này cho tới khi tình trạng bệnh ổn định. Thay vào đó, nên sử dụng thực phẩm như rau chân vịt, bí, dưa lưới… Chất làm ngọt nhân tạo Một số chất làm ngọt nhân tạo và chất thay thế đường có thể có tác dụng nhuận tràng. Chúng có thể làm tăng khí và gây đầy hơi không tốt đối với người đang bị tiêu chảy. Người bệnh cần tránh các thự phẩm thường thấy có chứa chất làm ngọt nhân tạo như nước ngọt, kẹo cao su, soda ăn kiêng… Thay vào đó, hãy uống nước lọc, trà không đường, trà thảo mộc… Sản phẩm từ sữa Hạn chế sữa và các sản phẩm từ sữa, đặc biệt trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu không dung nạp lactose sẽ càng khó tiêu hơn. Trong các sản phẩm từ sữa có chứa một loại đường là lactose. Cơ thể chúng ta tiêu hóa đường lactose bằng một loại enzyme gọi là lactase. Khi bị tiêu chảy khiến cơ thể cạn kiệt men lactase. Đường lactose không được tiêu hóa có thể làm tăng khí, đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy. Thực phẩm không an toàn Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và tiêu chảy. Khi đang bị tiêu chảy cần phải lựa chọn thực phẩm cẩn thận có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo độ tươi ngon, không bị ô nhiễm, bảo quản và chế biến an toàn. Đồ uống chứa chất kích thích Các loại đồ uống như: rượu, cà phê và nước có gas không gây tiêu chảy nhưng chúng có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa. Người bệnh nên tránh các loại đồ uống này cho đến khi tình trạng bệnh ổn định. Thay vào đó, nên uống nước lọc, nước dừa, nước trà thảo mộc, dung dịch điện giải… phòng mất nước do tiêu chảy. Đặc biệt cần lưu ý vệ sinh tốt thực phẩm, rửa tay sạch trước khi chế biến thực phẩm, rau và trái cây rửa dưới vòi chảy, vệ sinh dao thớt, bồn rửa trước và sau khi dùng. Thức ăn cần được nấu chín và bảo quản đúng cách để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn. Không ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn để lâu trong tủ lạnh. Không nên ăn thực phẩm chưa nấu chín, rau sống. Nguyên tắc xây dựng thực đơn người tiêu chảy cấp Bù nước và điện giải: nước lọc, nước khoáng, nước oresol (ORS), nước cơm, nước rau quả. Từ từ nâng dần khối lượng thức ăn nhằm đảm bảo cung cấp cho cơ thể đủ nước và điện giải, năng lượng, protein, vitamin… Ăn từ lỏng sang đặc, chủ yếu là bột ngũ cốc, bột khoai lang, khoai lang nghiền; thịt nạc, nước rau quả, sữa chua. Không dùng các thức ăn dễ gây lên men và sinh hơi trong đường ruột, khó hấp thụ như trứng, sữa, thịt mỡ, chất béo, rau có nhiều chất xơ. Xây dựng thực đơn trong tiêu chảy cấp (gồm 3 giai đoạn): Giai đoạn đầu: 24-48 giờ (chủ yếu là bù dịch) Giai đoạn này cơ  thể bị mất nước và điện giải nhiều do tiêu chảy, cần cho uống ORS kết hợp truyền dịch mặn, ngọt. Bên cạnh đó, cần có chế độ ăn uống đủ nước, điện giải để chống lại sự mất nước, mất muối đồng thời mang lại một số tối thiểu calo. Năng lượng khoảng 800kcalo, protein khoảng 15g. Giai đoạn 2: bệnh nhân đã đỡ tiêu chảy. Bổ sung thực phẩm trong ngày sao cho tổng năng lượng đưa vào: 1.200kcalo trở lên. Trong đó: Đạm (protein): 30g (khoảng 0,6g/kg/ngày) Bột đường 250g trở lên; chất béo: 10g; Muối nêm vừa miệng; nước uống theo nhu cầu, thêm nước quả. Giai đoạn 3 (giai đoạn phục hồi) Ăn theo chế độ ăn bình thường có tăng đạm, calo, vitamin. ☛ Tham khảo thêm: Tiêu chảy kéo dài – Nguyên nhân, cách điều trị Một số món ăn tốt cho người tiêu chảy cấp Người bệnh tiêu chảy cấp cần nhiều nước hơn so với bình thường để bù lại lượng dịch mất qua nôn và đi ngoài. Bên cạnh bù nước và điện giải, người bệnh cần được bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm. Chế biến dưới dạng lỏng, mềm, dễ tiêu như cháo thịt gà, cháo thịt lợn nạc với cà rốt, khoai tây, bí đỏ… giúp dễ tiêu, dễ hấp thu. Dưới đây là một số món ăn bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, bù nước cho cơ thể và cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp người bệnh tiêu chảy cấp nhanh chóng hồi phục. 1. Cháo muối Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gạo tẻ 50g, muối 5g, nước 500ml. Cách chế biến: Gạo vo sạch và cho vào nồi, thêm nước rồi đun sôi 20 – 30 phút cho tới khi gạo nở ra rồi gạn lấy nước uống. 2. Súp cà rốt Nguyên liệu chuẩn bị: Cà rốt 300g, đường 30g, muối 5g. Hướng dẫn chế biến: Rửa sạch cà rốt, thái nhỏ, nấu chín rồi xay nhuyễn. Cho cà rốt vào nồi, thêm nước vừa đủ, thêm chút đường và muối rồi đun sôi lại. Để nguội dần và sử dụng. 3. Cháo thịt nấu cà rốt Nguyên liệu chuẩn bị: Thịt gà hoặc thịt lợn nạc 50g, gạo tẻ 100g, cà rốt ½ củ, gia vị vừa đủ. Hướng dẫn chế biến: Vo sạch gạo rồi cho vào nồi, đổ thêm nước nấu cho tới khi gạo nở bung. Sau đó, gọt sạch vỏ cà rốt, thái nhỏ hạt lựu, cho vào nồi hầm cùng cháo. Thịt gà hoặc thịt lợn băm nhỏ, ướp gia vị 15 phút. Cho thịt vào nồi đun sôi lại khoảng 5 phút, nêm gia vị là có thể dùng được. 4. Cháo thịt gà, bí đỏ Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gạo tẻ 100g, thịt gà 50g, bí đỏ 50g, gia vị vừa đủ. Hướng dẫn chế biến: Vo sạch gạo rồi cho vào nồi, đổ nước và nấu cho tới khi gạo nở bung. Băm nhỏ thịt gà, ướp gia vị 15 phút. Bí đỏ thái miếng, hấp chín, tán nhuyễn hoặc thái nhỏ cho vào nồi nấu cùng cháo cho nhừ. Sau khi cháo chín nhừ, cho thịt gà vào quấy đều, đun sôi thêm 5 phút và nêm gia vị dùng. 5. Cháo cà rốt, khoai tây Nguyên liệu chuẩn bị: Gạo tẻ: 100g, khoai tây 50g, cà rốt 50g, thịt lợn nạc 50g, gia vị vừa đủ. Hướng dẫn thực hiện: Gạo vo sạch và cho vào nồi, đổ nước vào nấu cho tới khi gạo nở bung. Cho cà rốt và khoai tây thái nhỏ vào nồi hầm cùng cháo. Thịt lợn băm nhỏ, ướp gia vị khoảng 15 phút. Sau khi cháo chín nhừ cho thịt vào và đun sôi 5 phút là dùng được. Hy vọng những thông tin trên đây giúp người bệnh tiêu chảy cấp xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật. Chia sẻ15

Trẻ bị tiêu chảy ra máu là bệnh gì? Cha mẹ cần làm gì?

Cha mẹ chớ chủ quan khi bé bị tiêu chảy ra máu. Rất có thể đây là một dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo một tình trạng bệnh lý nào đó đang diễn ra. Nếu không được phát hiện sớm, chẩn đoán kịp thời và điều trị chính xác có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe. Vậy tiêu chảy ra máu ở trẻ cảnh báo bệnh gì? Cách xử trí như thế nào? Mời các bậc phụ huynh tham khảo những thông tin sau đây để giải đáp thắc mắc này nhé. Mục lụcTiêu chảy ra máu ở trẻ là bệnh gì?Bệnh kiết lỵBệnh thương hànBệnh CrohnViêm túi thừaThiếu vitamin KXuất huyết đường tiêu hóaLồng ruột cấp tínhNên làm gì khi trẻ bị đi ngoài ra máu?Chủ động đưa trẻ đến bệnh việnTuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩChăm sóc trẻ tại nhà Tiêu chảy ra máu ở trẻ là bệnh gì? Đây là tình trạng trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân có màu đen, đỏ đậm hoặc đỏ tươi. Đôi khi phân của bé còn có bọt, nhớt hoặc có mùi hôi bất thường. Thông thường, tình trạng tiêu chảy ra máu không chỉ xuất hiện đơn độc mà còn kèm theo những triệu chứng khác như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau quặn bụng… Tiêu chảy ra máu là một dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Cha mẹ cần lưu ý khi trẻ có dấu hiệu này, bởi trẻ có thể gặp một trong những tình trạng sau đây: Bệnh kiết lỵ Kiết lỵ là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé yêu gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy ra máu. Bệnh xảy ra khi đường ruột bị nhiễm trùng do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hay động vật nguyên sinh xâm nhập. Tác nhân thường gặp gây ra bệnh lỵ là amip Entamoeba histolytica và trực khuẩn Enterobacteria shigella. Trẻ bị kiết lỵ có dấu hiệu phổ biến là phân lỏng, phân có màu, đại tiện trên 4 lần/ngày. Đôi khi, phân có dính dịch nhầy, bọt hơi và đau hậu môn nên thường quấy khóc mỗi lần đi ngoài. Kiết lỵ là dạng nhiễm trùng có mức độ nghiêm trọng, nếu không có biện pháp khắc phục sớm có thể dẫn tới tử vong do vi khuẩn xâm nhập vào máu. Bệnh thương hàn Thương hàn là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Salmonella Typhi. Vi khuẩn này có khả năng xâm nhập và sinh sống ở đường ruột, sau đó lan rộng khắp cơ thể. Trẻ thường có các dấu hiệu như: Sốt cao trên 40 độ. Phát ban toàn thân. Tiêu chảy. Đi ngoài ra máu và đổ mồ hôi bất thường. Khi các dấu hiệu càng nhiều, nhất là triệu chứng toàn thân chứng tỏ bệnh ở trẻ càng nặng. Việc điều trị sớm giúp giảm ảnh hưởng của vi khuẩn cho sức khỏe hệ tiêu hóa nói riêng, sức khỏe chung của toàn cơ thể bé. Bệnh Crohn Bệnh Crohn là bệnh viêm đường ruột hệ thống khiến các mô ruột bị viêm nhiễm nặng nề, có thể gây chảy máu. Tình trạng viêm đường ruột có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng hấp thu dưỡng chất, nếu đi kèm với chảy máu khiến trẻ bị kiệt sức, kém phát triển… Lưu ý: Cha mẹ cần cẩn thận với biến chứng hoại tử mô ruột ở trẻ mắc bệnh Crohn đã xuất hiện triệu chứng chảy máu khi đại tiện. Viêm túi thừa Khi đại tràng bị giãn, phồng tạo thành các túi nhỏ bên trong gọi là viêm túi thừa. Túi thừa dễ bị viêm, đỏ và gây đau cho người bệnh. Khi viêm túi thừa xảy ra ở trẻ em gây ra các triệu chứng đau quặn bụng, ớn lạnh, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Khi túi thừa bị loét gây đi ngoài ra máu. Thiếu vitamin K Vitamin K là vi chất quan trọng đối với cơ thể con người. Trong đó, phải kể tới chức năng đông máu nhờ sản xuất ra protein đặc hiệu nhằm thúc đẩy đông máu và hạn chế xuất huyết kéo dài. Khi cơ thể thiếu vitamin K khiến máu khó đông và phát sinh triệu chứng đi ngoài ra máu. Trẻ dưới 6 tháng tuổi là đối tượng có thể thiếu vitamin K. Bởi thời điểm này nguồn cung cấp dinh dưỡng của trẻ là từ sữa mẹ. Khi mẹ không cung cấp đủ dưỡng chất, có thể khiến trẻ thiếu hụt loại vitamin này khiến máu khó đông ở trẻ và phân có lẫn máu. Xuất huyết đường tiêu hóa Là tình trạng chảy máu xảy ra ở đường tiêu hóa bên trong cơ thể của trẻ. Bệnh có thể xảy ra do tổn thương chảy máu ở dạ dày, tá tràng, niêm mạc đường ruột hay nhiễm trùng đường tiêu hóa gây tiêu chảy phân đen, đại tiện máu tươi. Xuất huyết đường tiêu hóa ở trẻ thường không có biểu hiện rõ ràng cho tới khi xuất hiện các triệu chứng như đi ngoài phân đen hay nôn ói ra máu buộc phải nhập viện. Tuy nhiên, vẫn có một số biểu hiện giúp phụ huynh có thể nhận biết sớm như buồn nôn, ói, ợ hơi, đầy bụng, đau ở ngực, đau rát vùng giữa bụng xương ức và rốn, trẻ hay sút cân, biếng ăn, khó nuốt, hôi miệng, tiêu chảy, thiếu máu… Lồng ruột cấp tính Đây là tình trạng khá nguy hiểm, thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân do một đoạn ruột bị lộn ngược và chui vào bên trong đoạn ruột ngay gần đó. Trẻ bị đau bụng dữ dội, quấy khóc, sau đó nôn mửa, đi ngoài có máu lẫn đờm nhớt. Triệu chứng này thường xảy ra khoảng 24 giờ sau kể từ thời điểm bệnh khởi phát. Nếu không có biện pháp can thiệp có thể gây tắc ruột và các biến chứng nguy hiểm, khó lường. Do đó, khi trẻ có xu hướng ưỡn người, bỏ ăn, lười vận động, khóc thét từng cơn cần được đưa tới bệnh viện cấp cứu càng sớm càng tốt tránh biến chứng. ☛ Tham khảo thêm: Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy kéo dài và cách điều trị Nên làm gì khi trẻ bị đi ngoài ra máu? Không nên chủ quan khi trẻ có dấu hiệu tiêu chảy ra máu. Đặc biệt khi lượng máu nhiều, kéo dài kèm với các dấu hiệu bệnh lý tiêu hóa khác. Nếu không kiểm soát tốt, trẻ có thể bị thiếu máu, suy dinh dưỡng, mất cân bằng điện giải, chậm phát triển… Do đó, cha mẹ cần sớm đưa trẻ tới các cơ sở y tế để khám và điều trị. Biến chứng nặng nề như lồng ruột cấp tính hay thương hàn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ngoài ra, không tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ, việc xét nghiệm tìm nguyên nhân hay chỉ định dùng thuốc cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một số biện pháp điều trị cụ thể: Chủ động đưa trẻ đến bệnh viện Phần lớn các trường hợp trẻ bị tiêu chảy kèm máu đều cần phải điều trị y tế. Việc cần thiết đầu tiên là cha mẹ cần chủ động đưa trẻ tới bệnh viện. Sau khi thăm khám bác sĩ có thể tiến hành một số kỹ thuật chẩn đoán như xét nghiệm mẫu phân, xét nghiệm máu, điện giải đồ, chụp X-quang, siêu âm, nội soi… để tìm ra nguyên nhân gây bệnh như vi khuẩn, amip, u… hay một số tác nhân khác. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị tùy nguyên nhân, bệnh lý và mức độ triệu chứng ở từng trường hợp bệnh. Một số trường hợp cần được cấp cứu ngay như lồng ruột… bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật trong thời gian sớm nhất. Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ Tùy thuộc bệnh lý liên quan tới triệu chứng tiêu chảy ra máu, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị như sau đây: Dùng thuốc kháng sinh khi bị nhiễm trùng. Sử dụng thuốc giảm đau (Paracetamol), thuốc chống nôn (Domperidol, Metoclopropramid,…), thuốc cầm tiêu chảy (Loperamid) hoặc thuốc bổ sung men vi sinh (Probia, Biolac,…) nhằm cải thiện triệu chứng do các bệnh ở đường tiêu hóa gây ra. Phẫu thuật trong trường hợp lồng ruột, viêm túi thừa,… Bổ sung nước và điện giải trong trường hợp tiêu chảy kéo dài. Lưu ý: Trong một số trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc hoặc phương pháp khác không đề cập ở đây. ☛ Tham khảo thêm: Tiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi? Chăm sóc trẻ tại nhà Bên cạnh sử dụng thuốc và phương pháp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ đúng cách. Điều này giúp bệnh tình của trẻ nhanh chóng chuyển biến tích cực và thuyên giảm. Cha mẹ khuyến khích trẻ uống đủ nước mỗi ngày để bù khoáng chất và điện giải cần thiết.Bổ sung thêm nước trái cây, sữa, nước cơm, nước muối pha loãng… Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin K như cần tây, súp lơ, cải bắp, củ cải, rau bina… nhằm thúc đẩy đông máu và hạn chế lượng máu thất thoát ra ngoài. Cho trẻ ăn thịt đỏ, củ dền, trứng… nhằm thúc đẩy sản xuất hồng cầu và hạn chế thiếu máu, suy dinh dưỡng. Thức ăn cần được nấu chín, chế biến dạng lỏng và mềm để làm giảm áp lực lên hệ tiêu hóa. Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ để hạn chế kích thích đường tiêu hóa. Không cho trẻ ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu  mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, không dùng chất kích thích (trà, cà phê…). Nếu chăm sóc và điều trị đúng cách, tình trạng của trẻ sẽ được cải thiện trong một thời gian ngắn. Ngược lại, những trường hợp không can thiệp kịp thời, trẻ có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm.   Chia sẻ14

Bị tiêu chảy cấp uống thuốc gì để mau khỏi bệnh

Bệnh tiêu chảy có thể gặp ở mọi lứa tuổi và dễ dàng lây lan thành dịch. Có vô số nguyên nhân gây tiêu chảy cấp, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Sau đây là một số loại thuốc thường dùng khi bị tiêu chảy cấp, bạn đọc cùng tham khảo nhé. Mục lụcDấu hiệu của tiêu chảy cấpCác dạng tiêu chảy cấp thường gặpTiêu chảy cấp do vi khuẩnTiêu chảy do RotavirusTiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tảThuốc dùng trong điều trị tiêu chảy cấpDung dịch bù nước và điện giảiThuốc làm giảm nhu động ruộtThuốc kháng tiết ở ruột nonThuốc dẫn xuất từ nấm men và vi khuẩnCác chất hấp phụMen vi sinh Dấu hiệu của tiêu chảy cấp Tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài không quá 14 ngày. Tiêu chảy cấp có thể lây lan nhanh và tạo thành dịch lớn. Bệnh thường bùng phát vào mùa hè, khi thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh sinh sôi, phát triển. Bệnh có một số triệu chứng điển hình như: Đầy bụng, sôi bụng. Tiêu chảy liên tục, nhiều lần, lúc đầu phân lỏng, sau toàn nước. Trường hợp bị tả, phân toàn nước đục như nước vo gạo. Nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ nôn ra toàn nước hoặc màu vàng nhạt. Người mệt lả, có thể bị chuột rút, có dấu hiệu mất nước từ nhẹ tới nặng (khát nước, khô da, da nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, có khi không đo được huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh…) có thể dẫn tới tử vong. ☛ Tìm hiểu thêm thông tin: Tiêu chảy cấp có lây được không? Các dạng tiêu chảy cấp thường gặp Tiêu chảy cấp do vi khuẩn Tiêu chảy cấp do vi khuẩn có liên quan mật thiết tới vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó: Tiêu chảy do độc tố vi khuẩn như: Vibrio cholerae, E. coli, Clostridium difficile, tụ cầu (phân có nhiều nước, không có bạch cầu hoặc hồng cầu trong phân). Tiêu chảy do bản thân vi khuẩn (tiêu chảy xâm nhập): Shigella, Salmonella, E. coli, Campylobacter, Yersinia (phân thường có nhầy, đôi khi có máu). Dấu hiệu lâm sàng chung thường thấy như sốt, nôn, bụng đau và bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Tiêu chảy do Rotavirus Tiêu chảy do rotavirus thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ. Sau khi nhiễm loại virus này khoảng 24 – 48h, người bệnh có các biểu hiện như sốt, nôn mửa nhiều và sau đó bị tiêu chảy. Phân lỏng hoàn toàn, có lúc có màu xanh nhưng không dính máu. Thậm chí bị tiêu chảy và nôn ói lên đến 20 lần/ngày. Trẻ bị nôn và đi lỏng nhiều nên rất dễ bị mất nước, nếu không được chăm sóc kịp thời có thể bị khô kiệt. Bệnh kéo dài từ 3 – 8 ngày, có trường hợp kéo dài đến 2 tuần. Rotavirus khá nguy hiểm, chúng phá hủy lớp bảo vệ của ruột nôn nên gây ảnh hưởng tới sự hấp thu thức ăn, đặc biệt là sữa. Đây là nguyên nhân khiến trẻ sụt cân và suy dinh dưỡng nhanh chóng. Biến chứng liên quan tới sự mất cân bằng muối và nước có thể dẫn tới suy yếu, đầy hơi, mất cân bằng acid máu. Cần phải nhập viện kịp thời để điều trị, tránh bệnh trở nặng có thể dẫn tới tử vong. Tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả Thông thường do nhiễm vi khuẩn tả từ nguồn thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Sau khi nhiễm vi khuẩn tả, người bệnh sẽ có biểu hiện cấp tính, bùng phát sau vài giờ hoặc trong vài ngày tùy từng người. Những biểu hiện thường thấy là: bụng đau quặn thắt, đi ngoài xối xả, liên tục tới 10 – 15 lần/ngày, phân lỏng toàn nước. Đặc biệt, phân có đặc điểm rất tanh, màu trắng đục như nước vo gạo, không kèm máu và chất nhầy, miệng nôn thốc. Ăn uống không hợp vệ sinh rất dễ bị tiêu chảy do khuẩn tả. Bị tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả, người bệnh sẽ nhanh chóng bị mất nước. Nếu không được chữa trị kịp thời dễ dẫn tới trụy mạnh, có biến chứng, thậm chí tử vong nhanh chóng. ☛ Tham khảo thêm: Ăn sáng xong bị tiêu chảy, cách giải quyết thế nào? Thuốc dùng trong điều trị tiêu chảy cấp Tiêu chảy cấp có thể xảy ra ở bất kỳ ai, dễ lan rộng thành dịch. Do đó, khi có các dấu hiệu đi ngoài phân lỏng và nôn nhiều lần trong ngày cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị. Sau đây là một số nhóm thuốc dùng trong điều trị tiêu chảy. Các thuốc được đề cập dưới đây chỉ là các thuốc chữa triệu chứng bù nước và điện giải, làm giảm sự co thắt ở ruột, sửa chữa rối loạn tiết dịch từ đó giảm đau bụng và giảm số lần đi ngoài. Dung dịch bù nước và điện giải Tiêu chảy cấp rất nguy hiểm vì tình trạng mất nước có thể gây tử vong. Do đó, việc bù nước rất quan trọng. Bạn bù nước bằng cách cho uống dung dịch oresol. Pha với nước đun sôi để nguội theo đúng hướng dẫn. Thường dùng là Oresol (1 gói chứa 20gam glucose khan, 3,5 gam natriclorit; 2,9 gam natricitrat và 1,5 gam kaliclorit) 1 gói pha trong 1 lít nước sôi để nguội, uống liên tục trong ngày. Tùy theo mức độ mất nước của từng người có thể sử dụng 2 – 3 gói trong ngày. Có thể thay thế Oresol bằng viên Hydrit, mỗi lần uống 1 viên pha vào 200ml nước. Cần lưu ý, pha thuốc theo đúng tỷ lệ ghi trên bao bì. Không nên pha quá loãng sẽ không đủ cung cấp chất điện giải cần thiết, còn nếu quá đặc sẽ dẫn tới tình trạng quá tải các chất điện giải. Sau khi pha theo hướng dẫn, cho người bệnh uống cho tới khi thấy hết khát. Phần nước còn lại đổ vào chai sạch dùng trong ngày. Nếu còn dư tới ngày hôm sau cần đổ đi, không được dùng lại mà cần pha gói khác. Ngoài ra, có thể bù nước bằng một số cách khác như cho uống nước cháo muối. Cách làm khá đơn giản, lấy một nắm gạo vo sạch, đổ vào xoong và thêm 6 bát nước. Dùng 3 ngón tay (ngón cái, trỏ và giữa) bốc một nhúm muối rồi bỏ vào xoong. Nấu cho tới khi gạo nở bung ra, không cần phải nấu nhừ. Chắt lấy nước cho người bệnh uống. Thuốc làm giảm nhu động ruột Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm sự co bóp của ruột, giúp nước và chất điện giải di chuyển trong đường ruột chậm hơn. Từ đó, sự hấp thu nước và điện giải trong lòng ruột tăng lên làm tăng độ đặc của phân. Tuy nhiên, sử dụng nhóm thuốc này cần lưu ý không dùng trong trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Chỉ dùng trong các trường hợp tiêu chảy do ăn uống hoặc do dị ứng… Trong các thuốc này, thông dụng phải kể tới loperamid. Đây là thuốc tiêu chảy có gốc á phiện không tác dụng lên thần kinh trung ương ở liều điều trị. Tuy nhiên, sử dụng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như táo bón, ban chẩn. Dùng quá liều có thể dẫn tới liệt ruột, gây ức chế hệ thần kinh trung ương. Trẻ dưới 2 tuổi không dùng loại dung dịch, loại thuốc viên không dùng cho trẻ dưới 8 tuổi. Người bệnh suy gan, phụ nữ có thai 3 tháng đầu cần cân nhắc khi sử dụng. Diphenoxynat: Đây cũng là thuốc trị tiêu chảy gốc á phiện có thêm hoạt chất atropine, thuốc được thải trừ qua phân. Tác dụng phụ là gây khô miệng, buồn ngủ, táo bón; nguy hiểm hơn là gây nôn mửa, nhức đầu, ngứa. Khi sử dụng quá liều có thể gây ức chế hô hấp dẫn tới hôn mê. Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, nhiễm khuẩn nặng đường tiêu hóa. Thuốc kháng tiết ở ruột non Tác dụng của thuốc là làm ức chế men encephalinase (là men phụ trách thoái hóa encephalin nội sinh ở não và ruột) làm ức chế tiết ở ruột do độc tố của vi khuẩn tả hoặc do viêm mà không làm giảm dịch tiết cơ bản khác. Thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, sau khi uống 1h đạt đỉnh điểm, thời gian tác dụng khoảng 8h. Sử dụng thuốc đôi khi gây buồn ngủ, cẩn thận khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Thuốc dẫn xuất từ nấm men và vi khuẩn Antibiophilus, byosybtin…, các nấm men không gây bệnh, đề kháng với kháng sinh. Chúng cung cấp các enzyme, các acid amin và các vitamin nhóm B. Nó ức chế sự phát triển của candida albica và một số loại vi khuẩn khác (đặc biệt là các vi khuẩn xuất hiện khi dùng kháng sinh). Lưu ý, đa số các thuốc này không nên dùng chung với kháng sinh đường uống, nhất là các kháng sinh phổ rộng. Các chất hấp phụ Đây là những silicat thiên nhiên hoặc nhựa polyacryl thán nước. Các chất này có tác dụng làm tăng độ đặc của phân. Thuốc không hấp thu vào máu và được đào thải theo đường phân mang theo các chất mà chúng hấp phụ. Do đó, các chất này không nên dùng chung với nhóm làm giảm nhu động ruột. Cần lưu ý, dùng các thuốc khác cách xa thuốc này khoảng 2 tiếng. Một số thuốc thuộc nhóm này phải kể đến như Gelopectose (gồm có pectin, cellulose, silice, natri clorit), Sacolen (thành phần có lactoprotein methylelic),… Ngoài ra, đông y còn hay sử dụng thuốc berberin là alcaloit chiết xuất từ các cây hoàng liên, vàng đắng, hoàng bá, hoàng đằng. Thuốc có tác dụng diệt lỵ amip, một số vi khuẩn gây ra bệnh đường ruột. Men vi sinh Probiotics là các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột bằng cách kìm hãm sự tăng sinh của các loại vi khuẩn xấu. Theo một số nghiên cứu cho thấy probiotics có thể làm giảm thời gian tiêu chảy khoảng 1 ngày ở người bệnh. Hiện trên thị trường có nhiều loại men vi sinh khác nhau, nhưng không phải tất cả các loại đều có tác dụng với bệnh tiêu chảy. Lactobacillus rhamnosus GG và Saccharomyces boulardii là hai loại được khuyến cáo sử dụng hiện nay. Điều trị tiêu chảy có nhiều loại thuốc và nhiều chú ý kèm theo. Trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Cần đến khám tại các cơ sở y tế khi sử dụng thuốc mà các triệu chưng không cải thiện hoặc tiêu chảy kèm sốt, nôn, người bệnh có dấu hiệu mất nước (mắt trũng, môi khô, ít nước tiểu, lú lẫn, lơ mơ… Người bệnh bị tiêu chảy vẫn ăn uống bình thường những loại thức ăn nấu chín dễ tiêu, tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, các chất tanh. Chia sẻ14

Táo bón kéo dài do đâu? Cách phòng trị tại nhà

Cảm giác khó chịu khi bị táo bón hầu như ai cũng đã từng trải qua. Sự khó chịu này sẽ nhân lên gấp nhiều lần nếu vấn đề táo bón kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần mà không dứt. Nguyên nhân do đâu khiến bạn bị táo bón kéo dài và cách khắc phục tình trạng này cũng như tránh các biến chứng không mong muốn, chúng ta cần tìm hiểu những thông tin cụ thể ngay sau đây. Mục lụcThế nào là táo bón kéo dài?Dấu hiệu nhận biết táo bón kéo dàiNguyên nhân dẫn đến táo bón kéo dàiChế độ ăn uống và sinh hoạt kém lành mạnhNguyên nhân bệnh lý ngoài hệ tiêu hóaNguyên nhân bệnh lý hệ tiêu hóaTáo bón kéo dài lâu ngày có nguy hiểm không?Biện pháp hỗ trợ cải thiện táo bón kéo dàiThay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạtUống đủ nước mỗi ngàyLuyện tập thể thao đều đặnRèn thói quen đại tiện đúng giờDùng thuốcHạn chế căng thẳng tinh thầnGiải pháp chuyên biệt cho người mắc bệnh đại tràng Thế nào là táo bón kéo dài? Ai cũng đã từng bị táo bón, đây là triệu chứng tương đối phổ biến. Táo bón được xác định khi số lần đi ngoài giảm, đại tiện khó khăn, cảm giác đi ngoài không trọn vẹn hoặc phân nhỏ và cứng. Trong các dấu hiệu này dựa vào số lần đi ngoài là dễ xác định nhất. Theo y khoa, táo bón được xác định là dưới 3 lần đi ngoài mỗi tuần. Tuy nhiên, táo bón cũng được xác định ở những người đi ngoài nhiều lần trong ngày nhưng phân có đặc điểm nhỏ hoặc cứng. Các nhà khoa học sử dụng tiêu chí của Rome III nhằm xác định táo bón. Người bệnh được xác định là táo bón bao gồm 2 hoặc nhiều đặc điểm sau đây: Đi ngoài gặp khó khăn trong tổng 1/4 số lần đi đại tiện. Phân nhỏ, lổn nhổn hoặc cứng trong ít nhất 1/4 số lần đại tiện. Có cảm giác đại tiện không trọn vẹn trong ít nhất 1/4 số lần đi đại tiện. Có cảm giác tắc nghẽn hậu môn trong ít nhất 1/4 số lần đi đại tiện. Dùng tay hoặc các can thiệp y tế trong ít nhất 1/4 số lần đi đại tiện. Ít hơn ba lần đi tiêu mỗi tuần. Táo bón xảy ra nhiều ngày, nhiều tuần mà không có biện pháp can thiệp dễ dàng dẫn tới trĩ hoặc các bệnh lý nguy hiểm liên quan tới đường tiêu hóa. Với những người có chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh hoặc thường xuyên ngồi quá lâu dễ táo bón hơn bình thường. Dấu hiệu nhận biết táo bón kéo dài Để nhận biết bạn có bị táo bón kéo dài hay không, hãy quan sát xem bản thân có các dấu hiệu sau đây không nhé. Táo bón trên 12 tuần/năm trước đó, mặc dù có thể không liên tục. Đại tiện ít hơn 3 lần/tuần: Cần chú ý số lần đi vệ sinh trong tuần để nhận biết táo bón kéo dài. Nếu số lần đi đại tiện dưới 3 lần/tuần, liên tiếp nhiều tuần liền chắc bạn đang gặp phải táo bón kéo dài. Đi đại tiện khó khăn, mỗi lần đi ngoài đều phải rặn nhiều, đặc biệt phải vận động cơ bụng và cơ hoành nhiều. Tình trạng này kéo dài trong thời gian từ vài tháng tới vài năm. Phân cứng, rắn do tồn đọng trong ruột nhiều ngày. Đại tiện ra máu tươi do dùng lực rặn mạnh khiến niêm mạc hậu môn bị xây xát. Đau quặn bụng khi đi đại tiện, đau dữ dội kèm theo tình trạng chướng bụng, đầy hơi. Thường xuyên phải nhờ sự hỗ trợ từ bên ngoài như thuốc thụt hậu môn, thuốc bơm hậu môn. Để phát hiện chính xác táo bón kéo dài chúng ta cần quan sát đến tần suất đi ngoài cũng như đặc điểm của phân và nhiều bất thường khác. Từ đó mới có phương pháp điều trị sao cho phù hợp, hiệu quả. ☛ Tham khảo thêm: Táo bón ra máu do đâu? Cách xử trí? Nguyên nhân dẫn đến táo bón kéo dài Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến bạn phải “đối mặt” với chứng táo bón kéo dài: Chế độ ăn uống và sinh hoạt kém lành mạnh Táo bón là tình trạng cảnh báo rõ ràng nhất cho lối sống kém lành mạnh như thực đơn ăn uống ít chất xơ, ăn nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ, uống ít nước, lười vận động… Đây cũng là hậu quả của lối sống hiện đại của giới trẻ, không chỉ gây ra táo bón mà còn ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe chung của cơ thể. Một số thói quen xấu mà có thể bạn gặp đang gặp phải như: Ăn ít chất xơ: Chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và dễ dàng hơn, bổ sung tăng cường chất xơ từ các loại thực phẩm như rau xanh, mồng tơi, khoai lang luộc, chuối tiêu… Bên cạnh đó, ăn quá nhiều chất béo từ thực phẩm chiên rán, phô mai thì không thể thiếu chất xơ bổ sung. Lạm dụng đồ uống không lành mạnh: Uống nhiều rượu bia, đồ uống chứa caffein… không chỉ khiến táo bón dễ xuất hiện mà còn không tốt cho dạ dày cũng như sức khỏe chung. Thói quen xấu: Nhịn đi vệ sinh, tâm lý căng thẳng hay lười vận động khiến phân bị ứ đọng lâu hơn ở trực tràng và làm táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Rượu bia, đồ uống chứa caffein… có thể khiến bạn bị táo bón. Nguyên nhân bệnh lý ngoài hệ tiêu hóa Táo bón kéo dài có thể do một số bệnh lý như: Nguyên nhân nội tiết: Ảnh hưởng của bệnh lý nội tiết như đái tháo đường, suy giáp trạng, cường giáp… gây ra táo bón, lâu ngày dẫn tới táo bón kéo dài. Nguyên nhân thần kinh: Bệnh lý và tổn thương thần kinh cũng là nguyên nhân gây ra táo bón như chấn thương tủy sống, tai biến mạch máu não, bệnh parkinson,… Rối loạn chất điện giải: Chất điện giải có vai trò vô cùng quan trọng điều hòa hoạt động của cơ thể, khi bị rối loạn các chất này có thể gây ra táo bón. Nguyên nhân khác: Một số loại thuốc như thuốc nhuận tràng, thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày, thuốc có sắt… khi sử dụng có thể gây tác dụng phụ dẫn tới táo bón. Nguyên nhân bệnh lý hệ tiêu hóa Táo bón kéo dài thường do các bệnh lý liên quan tới đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh lý về đại tràng như viêm đại tràng mãn, đại tràng dài, polyp đại tràng… Hội chứng ruột kích thích: Tuy chưa xác định được mối liên hệ giữa hội chứng ruột kích thích với táo bón nhưng đây là yếu tố có nguy cơ cao. Ngoài dấu hiệu táo bón, người bệnh còn có các triệu chứng khác như đau bụng, đầy hơi, đi ngoài phân lỏng… Viêm loét đại tràng: Đây là tình trạng lớp niêm mạc bên trong đại tràng bị tổn thương gây sưng đỏ, xung huyết hoặc tạo thành các vết trợt nông trên bề mặt niêm mạc ruột. Khi bị viêm loét đại tràng, bạn bị những cơn đau bụng dữ dội hành hạ kèm theo hiện tượng táo bón kéo dài. Táo bón kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm đại tràng. Phình đại tràng: Đây là nguyên nhân gây ra chứng táo bón lâu ngày. Phình đại tràng gây táo bón làm ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Polyp đại tràng: Là tổn thương nhỏ lành tính như một khối u. Tuy nhiên, chúng có thể phát triển nhanh và biến chứng thành ung thư. Ở dạng nhẹ, polyp đại tràng thường có dấu hiệu chảy máu hậu môn, táo bón kéo dài… ☛ Tìm hiểu chi tiết: Viêm đại tràng thể táo bón – Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị Táo bón kéo dài lâu ngày có nguy hiểm không? Nhiều người bị táo bón kéo dài có tâm lý chủ quan, chỉ cần tích cực bổ sung rau xanh vào thực đơn là được. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp táo bón kéo dài có thể gây nguy hiểm nếu không có biện pháp điều trị kịp thời. Một số biến chứng có thể xảy ra nếu không điều trị táo bón kéo dài như rối loạn chức năng vị tràng khiến các chất cặn bã trong cơ thể không được đào thải ra ngoài cơ thể. Các chất độc lâu ngày tích tụ có thể gây ra viêm nhiễm trực tràng, dẫn tới các bệnh nguy hiểm hơn như ung thư trực tràng. Ngoài ra, táo bón kéo dài còn là dấu hiệu của bệnh trĩ. Khi lượng phân tồn đọng làm cản trở tuần hoàn sinh ra trĩ nội, trĩ ngoại. Ở trẻ em, hiện tượng táo bón kéo dài cũng rất nguy hiểm. Có thể sinh ra chứng biếng ăn, kém hấp thu gây thiếu hụt dinh dưỡng đồng thời giảm sức đề kháng của trẻ. Do đó, việc điều trị chứng táo bón kéo dài là vô cùng cấp bách và cần thiết. Khi thấy các dấu hiệu của bệnh bạn không nên chủ quan mà cần tới ngay cơ sở y tế để thăm khám cụ thể và điều trị đúng cách. ☛ Tìm hiểu thông tin: Bị táo bón đi ngoài ra máu sau sinh có sao không? Cách cải thiện? Biện pháp hỗ trợ cải thiện táo bón kéo dài Để chữa trị tận gốc táo bón kéo dài cần tìm ra nguyên nhân. Tùy nguyên nhân gây ra sẽ có biện pháp cải thiện hiệu quả. Dưới đây là một số mẹo cải thiện chứng táo bón: Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, ăn đủ bữa, đủ chất, ăn đúng giờ. Bổ sung những thực phẩm tốt cho bộ máy tiêu hóa bao gồm các loại rau và trái cây tươi như mâm xôi, chuối, nho, rau lá xanh, khoai lang, cà rốt, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, gạo nâu, mì, đậu lăng… Ăn sữa chua vì chứa vi khuẩn probiotic có lợi cho sức khỏe. Vi khuẩn này giúp thức ăn được tiêu hóa một cách nhanh chóng, tăng cường hoạt động tiêu hóa. Tránh đồ ăn gây ra táo bón như món ăn nhiều dầu mỡ, bánh mì trắng, thực phẩm từ ngô… Tránh một số loại đồ uống và chất kích thích như trà, cà phê, coca, chất cồn,,, gây ra tình trạng khử nước và làm táo bón thêm nặng. Uống đủ nước mỗi ngày Đây là thói quen tốt đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy uống ít nhất 1,5 – 2 lít nước trở lên mỗi ngày để hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả nhé. Hạn chế sử dụng các đồ uống có chứa chất kích thích như rượu bia, nước ngọt có ga… sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của đường ruột. Luyện tập thể thao đều đặn Vận động cơ thể thường xuyên giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Lựa chọn bộ môn thể thao phù hợp với thể trạng và sở thích của cơ thể. Không nên ngồi quá lâu một chỗ, hãy đứng dậy để vận động nhằm có một cơ thể khỏe mạnh. Rèn thói quen đại tiện đúng giờ Không nên nhịn khi có dấu hiệu muốn đi vệ sinh. Cố gắng vào nhà vệ sinh vào buổi sáng hoặc khoảng 30 phút sau bữa ăn bởi đây là thời điểm dễ đi vệ sinh. Dùng thuốc Có thể sử dụng thuốc để trị táo bón dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên sử dụng thuốc bừa bãi hoặc tự ý sử dụng sẽ không mang lại hiệu quả mà lại tốn chi phí. Nếu sử dụng thuốc nhuận tràng chữa táo bón có thể gây lệ thuộc vào thuốc. Bởi thuốc tuy làm giảm táo bón nhưng khiến bệnh nhân không có cảm giác muốn đi vệ sinh trong nhiều ngày. Việc dừng thuốc có thể khiến táo bón quay trở lại. Chỉ dùng thuốc nhuận tràng khi thay đổi chế độ ăn và lối sống thất bại. Hạn chế căng thẳng tinh thần Stress là yếu tố khiến táo bón càng trở nên tồi tệ hơn. Do đó, bạn nên giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, hạn chế lo âu. Bạn có thể nghe nhạc, mua sắm, đọc sách, thiền, yoga… giúp cải thiện stress khá hiệu quả. Sau khoảng 1 tuần áp dụng các biện pháp phòng ngừa và điều trị mà tình trạng trên không thuyên giảm, bạn cần đến ngay cơ sở y tế đẻ được hỗ trợ, thăm khám cụ thể. Đối với táo bón do bệnh lý đại tràng, bạn có thể sử dụng Tràng Phục Linh PLUS để cải thiện. Giải pháp chuyên biệt cho người mắc bệnh đại tràng Để cải thiện bệnh viêm đại tràng, ngoài điều trị theo phác đồ của bác sĩ người bệnh nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm kích thích gây co thắt đại tràng. Trong đó, Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng. Không những thế, Tràng Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng (Tìm hiểu bản nghiên cứu đầy đủ được đăng tải vào tháng 4 năm 2017 tại: www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28406734) Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng: Người có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại tràng cấp và mãn tính Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) xem TẠI ĐÂY Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY. Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn. Chia sẻ12

Bài viết nổi bật

Banner-T1-2024-720x720.jpg

Nằm trong khuôn khổ chương trình Tin & Dùng Việt Nam 2019 của Thời báo Kinh tế Việt Nam, sản

Nằm trong khuôn khổ chương trình Tin & Dùng Việt

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...