Trẻ 8 tháng bị tiêu chảy phải làm sao?

Chào chuyên gia! Bé nhà em 8 tháng tuổi, hôm nay bé có biểu hiện đi ngoài, có lúc đi tóe nước 3-4 lần. Do khu vực nhà e dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp nên em chưa cho bé đi khám. Em không biết nguyên nhân vì sao bé tiêu chảy và phải làm gì để để ngăn ngừa triệu chứng này? Xin bác sĩ tư vấn giúp em. Em cảm ơn!

Thanh Nguyễn ( Lạng Giang- Bắc Giang)

Trả lời

Chào bạn! Trước tiên cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải tỏa lo lắng và băn khoăn của bạn, mời bạn tham khảo những thông tin dưới đây:

Khi nào trẻ 8 tháng được coi là bị tiêu chảy?

Ở trẻ dưới 1 tuổi, mỗi trẻ có thói quen, triệu chứng và dấu hiệu đi đại tiện khác nhau. Bạn nên quan sát xem bé thường đi đại tiện với cấu trúc phân, hình thái, màu sắc và mùi phân thế nào để có thể nhận ra những thay đổi bất thường ở trẻ. Ở trẻ sơ sinh, số lần đi đại tiện thay đổi theo từng tháng tuổi. Với trẻ 8 tháng tuổi, bình thường bé sẽ đi đại tiện 1 - 2 lần/ ngày. Nếu trẻ đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày thì mẹ cần chú ý vì con có nguy cơ mắc tiêu chảy. Ngoài ra, mẹ có thể dựa vào dấu hiệu phân của trẻ khi bị tiêu chảy sẽ:
  • Với bé còn đang bú sữa mẹ, phân có dấu hiệu: lỏng, mềm, có màu vàng, cam không quá nặng mùi
  • Với bé đang uống sữa công thức, phân có dấu hiệu: lỏng, màu xanh hoặc xám, vàng, nâu
Bên cạnh đó, bé còn có thể kèm thêm một số triệu chứng:
  • Lười ăn, quấy khóc
  • Trẻ bị đầy bụng, chướng hơi, sôi bụng, đau bụng.
  • Trẻ khóc không ra nước mắt, môi miệng khô, thóp trũng
  • Trẻ bị tiêu chảy nặng còn có dấu hiệu lừ đừ, co giật, hôn mê
  • Rối loạn điện giải đồng thời nhiễm toan và nồng độ kali hoặc magie thấp.
Theo biểu hiện lâm sàng, tiêu chảy của bé có thể được chia thành tiêu chảy nhẹ và tiêu chảy nặng. Tiêu chảy nhẹ: Bé đi ngoài khoảng 3 - 10 lần/ ngày, có màu vàng hoặc xanh, sệt sệt hoặc giống như súp trứng gà, thường có bọt hoặc váng sữa màu trắng, trắng vàng, có vị chua, thỉnh thoảng buồn nôn và nôn. Trạng thái tinh thần của bé tốt, cân nặng giảm nhẹ, thân nhiệt hầu như bình thường, thỉnh thoảng sốt nhẹ, không có triệu chứng mất nước rõ rệt. Hầu hết các trường hợp này là tiêu chảy không do vi khuẩn do ăn uống không đúng cách, khó tiêu hoặc nhiễm lạnh. Tiêu chảy mức độ trung bình: Phân 10 lần/ngày, nhiều nước, chua và có mùi hôi, có thể sốt vừa. Tiêu chảy nặng: Tiêu chảy thường xuyên, 8-15 lần/ngày, nhiều nước, nặng, mùi chua, khó chịu, hôn mê, khó chịu, thậm chí hôn mê, co giật, phân nhầy đỏ ngầu, thóp trước lõm, da và môi khô, v.v. ☛ Xem thêm: Tiêu chảy cấp ở trẻ - Những thông tin cha mẹ nên biết

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ 8 tháng

Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng trẻ 8 tháng bị tiêu chảy. Tuy nhiên, có 3 yếu tố chính gây tiêu chảy cần phải kể đến:

Cho trẻ ăn không đúng cách

Việc mẹ bổ sung thức ăn không đúng cách, thay đổi thực đơn lạ đột ngột khiến cơ thể bé chưa kịp thích nghi. Đặc biệt, ở giai đoạn sơ sinh khi hệ miễn dịch còn yếu, bé sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.

Nhiễm trùng đường ruột

Mùa hè là mùa bé hay bị tiêu chảy nhất, nguyên nhân chính là mùa hè vi khuẩn hoạt động mạnh, việc vệ sinh ăn uống rất quan trọng. Nhiễm trùng đường ruột là nguyên nhân khá phổ biến gây tiêu chảy ở trẻ. Một số tác nhân gây nhiễm trùng đường ruột cần phải kể đến như:
  • E.coli
  • Shigella, Salmonella, Campylobacter jejuni
  • Các loại ký sinh trùng, Virus rota…

Bụng lạnh

Một khi bụng lạnh, cơ trơn của đường ruột sẽ bị kích thích, co bóp mạnh, nhu động ruột cũng được đẩy nhanh, quá trình tiêu hóa và hấp thu cũng có thể gây tăng số lần đi tiêu và phân thường lỏng, dẫn đến tiêu chảy.

Các yếu tố nguy cơ khác

Bên cạnh những nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ 8 tháng như chia sẻ bên trên thì còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ dưới đây:
  • Không dung nạp lactose: Với một số trẻ đường ruột không dung nạp được lactose, dị ứng với protein sữa động vật thì bé có thể bị tiêu chảy.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng, có hệ miễn dịch yếu cũng dễ bị tiêu chảy hơn những trẻ bình thường khác
  • Khi con bú quá no, quá nhiều, đột ngột tăng số lần bú cho trẻ cũng dễ khiến bé bị khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
  • Trẻ uống quá nhiều đồ uống trong một ngày cũng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy
  • Một số bé đang trong thời kì mọc răng hoặc mới tiêm phòng cũng có thể bị tiêu chảy kèm sốt nhẹ. Tuy nhiên, hiện tượng này thường nhanh hết.
  • Trẻ phải dùng kháng sinh trong thời gian dài có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy.

Bé 8 tháng bị tiêu chảy, phụ huynh nên làm gì?

Cho trẻ bú nhiều để tăng cường sức đề kháng và bù lượng nước đã mất

Tiêu chảy ở trẻ nhỏ là hiện tượng dễ gặp và có thể tự điều trị tại nhà bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. Vậy mẹ nên làm gì khi con bị tiêu chảy và khi nào cần đưa bé đi khám? Dưới đây là một số hướng dẫn mẹ có thể tham khảo:

Điều chỉnh chế độ ăn uống khi trẻ bị tiêu chảy

Đầu tiên, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn của con để giảm bớt gánh nặng cho đường tiêu hóa. Một số phụ huynh làm mọi cách để cho trẻ ăn những thức ăn giàu chất béo, giàu đạm để bù lại lượng mất mát do tiêu chảy ở trẻ, nhưng họ không biết rằng làm như vậy sẽ gia tăng gánh nặng cho dạ dày và khiến tiêu chảy kéo dài. Lúc này, bé 8 tháng vẫn đang trong thời kỳ bú sữa mẹ kết hợp ăn dặm, vì vậy bạn cần tiếp tục cho trẻ bú nhiều để tăng cường sức đề kháng và bù lại lượng nước đã mất. Ngoài ra, khi nấu ăn cho trẻ nên hạn chế dầu mỡ. Không nên cho trẻ ăn những món lạ mà trẻ chưa từng ăn. Trong trường hợp muốn thay đổi chế độ ăn phải cho con làm quen trước để thử phản ứng. Nên tăng cường ăn rau xanh, cân đối lượng đạm, nên nấu dạng mềm, lỏng để chức năng tiêu hóa được phục hồi, đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh. Thứ hai, mẹ không nên sốt ruột mà ép con ăn quá nhiều, cho trẻ ăn từ từ, từng ít một, có thể chia thành nhiều bữa trong ngày để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa. Thứ 3, đồ ăn dặm cần chế biến dạng lỏng phù hợp với con, nên cân đối hài hòa giữa các loại thực phẩm, không nên cho trẻ ăn lại thức ăn thừa hoặc để lâu trong tủ lạnh, nên nấu và ăn luôn trong bữa để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn vệ sinh cho trẻ.

Thận trọng khi sử dụng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ

Các thuốc chống tiêu chảy ở trẻ mặc dù được sử dụng phổ biến nhưng cũng có những hạn chế nhất định bởi nó có thể làm giảm nhu động ruột, gây rối loạn đường ruột khiến tình trạng tiêu chảy của bé thêm nghiêm trọng. Nên hết sức hạn chế sử dụng thuốc tiêu chảy cho trẻ nhỏ vì, trước khi sử dụng nên xem xét kỹ lưỡng và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp trẻ tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ, không nên tự ý cho trẻ dùng kháng sinh để điều trị bởi có thể gây nên tình trạng nhờn thuốc hoặc kháng kháng sinh dẫn đến khó khăn trong quá trình điều trị bệnh của trẻ trong tương lai.

Vệ sinh cho trẻ 8 tháng khi bị tiêu chảy

Bên cạnh việc điều trị tiêu chảy cho bé, cha mẹ cũng cần giữ vệ sinh cho bé để hạn chế tình trạng bệnh ngày càng nặng bằng các lưu ý dưới đây:
  • Vệ sinh không gian, phòng ngủ, nơi sinh hoạt theo chu kì để hạn chế sinh sôi của vi khuẩn.
  • Thường xuyên vệ sinh môi trường quanh nhà, không phóng uế bừa bãi, nhà vệ sinh hợp vệ sinh.
  • Thường xuyên vệ sinh tay chân cho trẻ, vệ sinh đồ chơi, đồ dùng của trẻ như đồ chơi, núm ti, bình ti bằng dụng cụ và nước rửa riêng biệt.
  • Người chăm sóc trẻ cũng vệ sinh tay với xà phòng trước và sau khi chăm sóc trẻ, trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, khi ho, hắt hơi nhớ che miệng.
  • Đảm bảo nguồn nước sinh hoạt sạch sẽ an toàn.
  • Thức ăn cho trẻ cần chế biến sạch sẽ, dụng cụ chế biến đồ sống và chín riêng biệt. Thực phẩm khi nấu cần che đậy tránh ruồi nhặng, không nên cho trẻ ăn thực phẩm nấu chín qua đêm.
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên cho trẻ ăn chín, uống sôi, chỉ ăn những thực phẩm rõ nguồn gốc, sạch sẽ không hóa chất bảo quản
  • Nên cho trẻ tiêm chủng vắc-xin đầy đủ theo chương trình tiêm chủng quốc gia, đặc biệt là tiêm phòng bệnh sởi, uống vắc-xin ngừa Rotavirus.
☛  Xem thêm: Cách chăm sóc bé bị tiêu chảy

Khi nào cần đưa trẻ tới viện

Mặc dù tiêu chảy ở trẻ 8 tháng tuổi cha mẹ có thể kiểm soát tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp dưới đây cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để tránh những hậu quả đáng tiếc:
  • Trẻ tiêu chảy quá 2 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Trẻ tiêu chảy kèm theo sốt
  • Trẻ không ăn uống được, tiêu chảy kèm buồn nôn chóng mặt, nôn liên tục
  • Đi ngoài phân có lẫn máu hoặc đi phân có màu đen
  • Tiêu chảy ra nước liên tục không đỡ
  • Trẻ có triệu chứng mất nước như: mắt trũng, môi khô, da khô, khi véo da trẻ lên thì nếp véo da lâu mất.
  • Thay đổi tri giác như lừ đừ, mệt mỏi.
Xem thêm: Trẻ 2 tháng tuổi bị tiêu chảy cần làm gì? Tiêu chảy được đánh giá là một trong 5 bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ. Việc chăm sóc trẻ tiêu chảy tại nhà đúng cách rất quan trọng bởi nó không những giúp bệnh mau khỏi và còn phòng tránh biến chứng xảy ra. Không biết ngoài tiêu chảy bé nhà Thanh Nguyễn còn có triệu chứng gì không? Bạn hãy chú ý theo dõi tình trạng của con để có thể kịp thời phát hiện những dấu hiệu nghiêm trọng để xử lý nhé. Chúc 2 mẹ con luôn khỏe!

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...